bài tập sinh học tết

L

linh_13895

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


B1:trong cơ chế trao đổi nước ở thực vật:
a,nêu các động lực quyết định quá trình vận chuyển nước?
b,trong các động lực nào là chủ yếu ?vì sao?
c,xác định vị trí của vòng đai caspari và vai trò của nó?
B2:nước và chất khoáng được vận chuyển trong cây theo 2 dòng mạch
a,Đó là những dòng mạch nào?
b,Phân biệt 2 dòng mạch này ở các tiêu chí:cấu tạo,thành phần dịch
c, Vì sao dòng mạch gỗ cấu tạo từ các tế bào chết trong khi dòng mạch dây lại cấu tạo từ các tế bào sống?
B3:Giải thích bằng cơ sở khoa học 1 số hiện tượng sau:
a,Không tưới nước cho cây khi trời nắng
b,Ở vùng ôn đới,gió lạnh làm gãy cành cây vào mùa hè nhiều hơn mùa đông
c,Khi chuyển cây gỗ to đi trồng ở nơi khác người ta phải ngắt đi nhiều lá
 
A

anhvodoi94


B1:trong cơ chế trao đổi nước ở thực vật:
a,nêu các động lực quyết định quá trình vận chuyển nước?
b,trong các động lực nào là chủ yếu ?vì sao?
c,xác định vị trí của vòng đai caspari và vai trò của nó?
B2:nước và chất khoáng được vận chuyển trong cây theo 2 dòng mạch
a,Đó là những dòng mạch nào?
b,Phân biệt 2 dòng mạch này ở các tiêu chí:cấu tạo,thành phần dịch
c, Vì sao dòng mạch gỗ cấu tạo từ các tế bào chết trong khi dòng mạch dây lại cấu tạo từ các tế bào sống?
B3:Giải thích bằng cơ sở khoa học 1 số hiện tượng sau:
a,Không tưới nước cho cây khi trời nắng
b,Ở vùng ôn đới,gió lạnh làm gãy cành cây vào mùa hè nhiều hơn mùa đông
c,Khi chuyển cây gỗ to đi trồng ở nơi khác người ta phải ngắt đi nhiều lá

Chém tí :
1 . Trong cơ chế trao đổi nước ở thực vật :
a. Các động lực quyết định quá trình vẫn chuyển nước là :
- Áp suất rễ ( lực đẩy của rễ )
- Sự thoát hơi nước của lá .
- Lực liên kết giữa các phân tử H2O với nhau và với thành mạch .

b. Theo mình động lực chủ yếu là : Thoát hơi nước của lá . Quá trình này có vai trò như 1 chiếc máy bơm , tức là chính sự thoát hơi nước làm các tế bào khí khổng mất nước --> nó sẽ hút nước từ tế bào nhu mô bên cạnh --> tế bào nhu mô của lá mất nước sẽ hút nước từ mạch gỗ ở lá => lực hút => làm cho nước bị kéo từ rễ lên lá .

c. Đai caspari ở Phần nội bì ở rễ .
- Kiểm soát các chất từ đất mà lông hút hấp thu , đi vào Trung trụ của tế bào ( Nơi có mạch gỗ ) .

2. Đề có nhầm ko nhỉ ? Nước và muối khoáng hay là các chất được vận chuyển trong cây.

3. a. Do : nếu tưới nước cho cây lúc trời nắng to sẽ làm cho nhiệt độ của cơ thể thực vật giảm đột ngột => sốc nắng => héo , chết .

b. Để làm giảm quá trình thoát hơi nước của cây , vì lúc này rễ cây ko thể lấy được lượng nước cần thiết cho cây .
 
T

tranquyen_bmt

Cho mình bổ sung tí: đai capspari nằm ở khoảng gian bào giữa hai tế bào nội bì tiếp xúc nhau
=> khi nước đi theo con đường thành TB-gian bào :nước từ đát-> thành tế bào lông hút-> gian bào-> vành đai capspari-> chất nguyên sinh của TB nội bì. =>vành đai này có vai trò điều chỉnh lượng nước và chất khoáng hòa tan
 
M

marucohamhoc

tớ làm thử câu 2 coi sao nha, hic, học lâu quên hết roài
Câu 2.
nước và chất khoáng được vận chuyển trong cây theo 2 dòng mạch
a,Đó là những dòng mạch nào?
b,Phân biệt 2 dòng mạch này ở các tiêu chí:cấu tạo,thành phần dịch
c, Vì sao dòng mạch gỗ cấu tạo từ các tế bào chết trong khi dòng mạch dây lại cấu tạo từ các tế bào sống?
Nước và các ion, chất hữu cơ được vân chuyển từ rễ lên lá theo dòng mạch gỗ,
các chất khác như sản phẩm quang hợp, các chất tan khác từ lá xuống rễ thì vận chuyển qua mạch rây
phân biệt
- mạch gồ: cấu tạo từ các tế bào chết
hic, nói ra thì dài lém, cái này nâng cao mới học ,tớ làm bừa thoai, chứ ko bít gì hít, bạn tham khảo nha:
Cấu tạo mạch gỗ( chủ yếu từ tế bào chết):
gồm quản bào và mạch ống, các tế bào mạch gỗ đến tuổi trưởng thành thì chết, ko còn nhân và tế bào chất
+) Quản bào: có bề ngang hẹp, dài, thon về 2 phía, các đầu tận cùng thủng thành nhiều lỗ nhỏ, trên các vách bên có nhiều lỗ, các quản bào nối các đầu tận cùng xiên áp sát vào nhau tạo nên những ống dài từ trung trụ của rễ lên tận các tế bào quang hợp ở lá, các quản bào áp sát nhau theo cách các lỗ bên tương ứng trùng khớp nhau tạo nên lối đi cho dòng vận chuyển ngang
+) Mạch ống: có bề ngang rộng, chiều dài ngắn hơn, dạng hình trụ, các đầu tận cùng thủng thành lỗ to chiếm gần hết vách ngăn, cách ghép nốimachj óng vs nhau gần giồng như quản bào vs nhau
dịch mạch gỗ:chủ yếu gồm từ các chất vô cơ nhưng cũng có đường và 1 số axit amin( Glu, Asp, Gli,..),vv:D, và một số chất đặc biệt khác
cấu tạo mạch rây( chủ yếu từ tế bào sống): cấu tạo từ các thành phần hình rấy và các tế bào kèm
hic, quên mất roài, chắc 15p thì viết sơ sơ thoai cũng được nhỉ:D
 
G

girlbuon10594

a. Các động lực quyết định quá trình vẫn chuyển nước là :
- Áp suất rễ ( lực đẩy của rễ )
- Sự thoát hơi nước của lá .
- Lực liên kết giữa các phân tử H2O với nhau và với thành mạch .

Mình thấy đây mới chỉ là động lực đẩy dòng mạch gỗ,còn động lực đẩy dòng mạch rây nữa chứ nhỉ;));;)
Động lực đẩy dòng mạch rây là sự chệnh lêch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa:D

P/S: Không biết đúng không;))
 
A

anhvodoi94

Mình thấy đây mới chỉ là động lực đẩy dòng mạch gỗ,còn động lực đẩy dòng mạch rây nữa chứ nhỉ;));;)
Động lực đẩy dòng mạch rây là sự chệnh lêch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa:D

P/S: Không biết đúng không;))

Ựa ! vận chuyển nước thui mừ !................................................ :((
 
Top Bottom