Câu a và b mình cũng tính ra giống vậy.
a, Gọi n là số cặp NST thì số loại giao tử tạo thành trong trường hợp chỉ có trao đổi chéo đơn [TEX]2^n.2^a[/TEX] a là số cặp có trao đổi chéo đơn. => n=4
Từ câu b trở về sau sẽ giải bài với điều kiện thêm vào rằng đây là ruồi giấm, nếu đây không phải ruồi giấm thì phần sau vô nghĩa.
b, Trong giới hạn những gì ta biết từ sách 2n=8 là ruồi giấm, khi học về hoán vị gen thì ta nhận thấy trao đổi chéo chỉ xảy ra ở giới cái. Vậy ở đây, đực sẽ cho 16 loại, cái cho 128 loại giao tử => 2048 kiểu tổ hợp giao tử.
Ở câu c, thực tế là kiến thức ta được học không đủ để xác định.
Nhưng nếu như chỉ giới hạn ở mức "thi tốt nghiệp" thì người ta hay xét 1 gen trên mỗi cặp NST, mỗi gen đều có 2 alen. Với mỗi cặp alen sẽ tạo ra 3 loại kiểu gen [TEX]r.(r+1)/2[/TEX] (đây là công thức cho cặp NST tương đồng và cặp XX). (r ở đây = 2 alen). n=4 => số loại KG sẽ là [TEX]3^4[/TEX].
Nâng cao hơn tí thì người ta phân tích riêng trường hợp ở cặp NST giới tính.
+Nếu như 2 alen ở đoạn không tương đồng (vậy ta sẽ có [TEX]X^A, X^a, Y[/TEX]) thì sẽ có các 5 loại KG ở cặp giới tính [TEX]r.(r+1)/2 + r.(r+1)/2 + r.(r-1)/2[/TEX] hoặc [TEX]r.r-C^2_r + r[/TEX] và nhiều cách biểu diễn công thức khác nữa. => số loại KG [TEX]3^3.5[/TEX]
+Nếu như 2 alen ở đoạn tương đồng (vậy ta sẽ có [TEX]X^A, X^a, Y^A, Y^a[/TEX]) thì sẽ có 7 KG [TEX]r.(r+1)/2 + r.r[/TEX] => số loại KG [TEX]3^3.7[/TEX]
Mức độ phân tích cao nhất mình đút kết được được trình bày đại loại thế này.
Trước giờ người ta hay có thói quen ký hiệu bộ cặp NST tương đồng bằng chữ in hoa và chữ in thường. Ví dụ A và a. Nếu trao đổi chéo chỉ xảy ra ở duy nhất một điểm (không thay đổi điểm trao đổi chéo đối với những cá thế khác nhau) thì có thể tưởng tượng rằng ứng với mỗi cặp có trao đổi chéo, chỉ tồn tại 4 "nhóm alen" (khái niệm tự chế @@) là A, A', a, a'. Tương tự với 2 cặp còn lại.
Vậy cách tính số KG ở mỗi cặp cũng dựa vào phép tổ hợp tương tự như với alen [TEX]4.(4+1)/2[/TEX] hoặc [TEX]4.4-C^2_4[/TEX] = 10 nếu như ở cặp NST thường.
Nếu như ở cặp giới tính thì sẽ là [TEX]4.4-C^2_4+4[/TEX]=14. (chỉ có 14 vì ruồi đực không có HVG nên tính như trường hợp ở đoạn không tương đồng)
Vậy ta có 2 trường hợp,
nếu 3 cặp trao đổi chéo đều là NST thường thì ta sẽ có [TEX]10.10.10.5[/TEX]
nếu 2 cặp thường trao đổi, 1 cặp không trao đổi và 1 cặp giới tính có trao đổi thì ta sẽ có [TEX]10.10.3.14[/TEX]
Ý kiến chủ quan của mình: chả cái nào đúng cả nếu như không giới hạn điều kiện lại một cách kĩ lưỡng. Trong quá trình học, giáo viên giảng tới mức nào thì theo tới mức đó cho vui thôi chứ thi đại học nếu có thì người ta sẽ cho điều kiện kĩ lắm.
Câu d,
Với trứng, 1 tế bào sinh 1 trứng, 4 tế bào có thể sinh ra cùng 1 loại trứng hoặc khác loại trứng. => [1,4].
Với tinh trùng, 1 tế bào sinh 4 tinh trùng nhưng như đã nói, không thấy sự trao đổi chéo ở ruồi đực nên mỗi tế bào chỉ tạo được 2 loại tinh trùng. Và tất nhiên có thể trùng hoặc khác nhau => [2,8].
Vậy nhiều nhất là 8, ít nhất là 1.