Bài tập sinh học [10]

  • Thread starter starlove_maknae_kyuhyun
  • Ngày gửi
  • Replies 6
  • Views 10,310

S

starlove_maknae_kyuhyun

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 : Hợp tử của một loài nguyên phân ba đợt : ở đợt nguyên phân cuối cùng, các tế bào đã sử dụng
của môi trường nguyên liệu tương đương với 32 NST đơn.
1. Xác định tên của loài trên
2. Tế bào sinh giao tử đực và tế bào sinh giao tử cái của loài trên giảm phân bình thường, không có
trao đổi chéo.
Hãy xác định :
a. Số loại giao tử chứa ba NST có nguồn gốc từ "bố". Tỉ lệ của loại giao tử trên.
b. Số loại hợp tử chứa hai NST có nguồn gốc từ "ông nội". Tỉ lệ của loại giao tử trên
c. Số loại hợp tử chứa ba nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ "ông ngoại". Tỉ lệ của loại hợp tử
này.
d. Số loại hợp tử chứa hai nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ "ông nội" và ba nhiễm sác thể có
nguồn gốc gốc từ "ông ngoại". Tỉ lệ của loại hợp tử này.
Bài 2 : Củ cải có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18.
Một tế bào sinh dưỡng của cải nguyên phân sáu đợt liên tiếp. Xác định :
1. Số nhiễm sắc thể mới hoàn toàn trong các tế bào con và số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho
đợt nguyên phân cuối cùng.
2. Số tế bào con lần lượt xuất hiện và số thoi vô sắc hình thành trong quá trình nguyên phân nói trên.
3. Số nhiễm sắc thể cùng trạng thái của chúng trong các tế bào vào kỳ sau ở đợt nguyên phân cuối
cùng.
Bài 3 Có ba hợp tử thuộc cùng một loài nguyên phân với số lần không bằng nhau:
- Hợp tử I đã nhận của môi trường 280 crômatit.
- Hợp tử II đã tạo ra các tế bào con chứa 640 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi.
- Hợp tử III tạo ra các tế bào con chứa 1200 nhiễm sắc thể đợn mới hoàn toàn.
Tổng số nhiễm sắc thể trong các tế bào con tạo ra từ ba hợp tử nói trên là 2240.
Xác định:
1. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài;
2. Số tế bào con và số lần nguyên phân của mỗi hợp tử;
3. Số tế bào con đã từng xuất hiện trong quá trình nguyên phân của ba hợp tử.

Bài 4: Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh sản của một cá thể cái có một số tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân bốn lần liên tiếp. Có 75% số tế bào con được chuyển sang vùng chín và sau đó đã có tất cả 5400 nhiễm sắc thể bị tiêu biến cùng với các thể định hướng.
1. Xác định số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu.
2. Các trứng tạo ra tham gia thụ tinh với hiệu suất 25%. Các hợp tử nguyên phân với số lần bằng
nhau và đã nhận của môi trường nguyên liệu tương đương 7200 nhiễm sắc thể đơn.
Xác định số nhiễm sắc thể, số crômatit trong các tế bào và mỗi giai đoạn sau;
a. Kỳ trước của lần nguyên phân cuối cùng;
b. Kỳ sau của lần nguyên phân cuối cùng;
Cho biết 2n = 60.

Bài 5 :
Chuột có bộ nhiễm sắc thể 2n = 40.
Quan sát hai nhóm tế bào đang ở vùng chín của ống dẫn sinh dục của một con chuột đực, người ta nhận thấy:
- Nhóm I có 1100 nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của các thoi vô sắc, trong đó số
nhiễm sắc thể kép xếp hai hàng nhiều hơn số nhiễm sắc thể kép xếp một hàng là 500.
- Nhóm II có 1200 nhiễm sắc thể đang phân li về các cực của tế bào; trong đó số nhiễm sắc thể kép
đang phân li ít hơn số nhiễm sắc thể đơn đang phân li là 240.
1. Xác định các tế bào của mỗi nhóm đang ở kỳ phân bào nào.
2. Tính số tế bào ở mỗi kỳ đã xác định trên.
3. Xác định số lượng giao tử được tạo ra khi hai nhóm tế bào trên kết thúc quá trình phân bào.
 
T

thanhtruc3101

Bài 1 : Hợp tử của một loài nguyên phân ba đợt : ở đợt nguyên phân cuối cùng, các tế bào đã sử dụng
của môi trường nguyên liệu tương đương với 32 NST đơn.
1. Xác định tên của loài trên
2. Tế bào sinh giao tử đực và tế bào sinh giao tử cái của loài trên giảm phân bình thường, không có
trao đổi chéo.
Hãy xác định :
a. Số loại giao tử chứa ba NST có nguồn gốc từ "bố". Tỉ lệ của loại giao tử trên.
b. Số loại hợp tử chứa hai NST có nguồn gốc từ "ông nội". Tỉ lệ của loại giao tử trên
c. Số loại hợp tử chứa ba nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ "ông ngoại". Tỉ lệ của loại hợp tử
này.
d. Số loại hợp tử chứa hai nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ "ông nội" và ba nhiễm sác thể có
nguồn gốc gốc từ "ông ngoại". Tỉ lệ của loại hợp tử này.

1/ số NST mtcc cho 3 lần nguyên phân là: 7.2n
số NST mtcc cho 2 lần nguyên phân là: 3.2n
theo đề, có: 7.2n-3.2n=32 => 2n=8
2/ a. Số loại giao tử chứa ba NST có nguồn gốc từ "bố":
[TEX]\frac{4!}{3!(4-3)!}=4[/TEX]
tỉ lệ:[TEX] \frac{4}{2^n}=\frac{1}{4}[/TEX]
b. số loại hợp tử chứa hai NST có nguồn gốc từ "ông nội":
[TEX]\frac{4!}{2!(4-2)!}.2^n=96[/TEX]
tỉ lệ:[TEX] \frac{64}{2^{2n}}=\frac{3}{8}[/TEX]
c. Số loại hợp tử chứa ba nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ "ông ngoại":
[TEX]\frac{4!}{3!(4-3)!}.2^n=6[/TEX]
tỉ lệ: [TEX]\frac{96}{2^{2n}}=\frac{1}{4}[/TEX]
d. Số loại hợp tử chứa hai nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ "ông nội" và ba nhiễm sác thể có
nguồn gốc gốc từ "ông ngoại": [TEX]\frac{4!}{3!}.\frac{4!}{2!(4-3)!}=24[/TEX]
Tỉ lệ của loại hợp tử:[TEX] \frac{24}{2^{2n}}=\frac{3}{32}[/TEX]
 
T

thanhtruc3101


Bài 2 : Củ cải có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18.
Một tế bào sinh dưỡng của cải nguyên phân sáu đợt liên tiếp. Xác định :
1. Số nhiễm sắc thể mới hoàn toàn trong các tế bào con và số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho đợt nguyên phân cuối cùng.
2. Số tế bào con lần lượt xuất hiện và số thoi vô sắc hình thành trong quá trình nguyên phân nói trên.
3. Số nhiễm sắc thể cùng trạng thái của chúng trong các tế bào vào kỳ sau ở đợt nguyên phân cuối cùng.

1/ Số nhiễm sắc thể mới hoàn toàn trong các tế bào con: [TEX]2n(2^6-2)=1116[/TEX]
số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho lần NP cuối cùng:
[TEX]2n(2^6-1)-2n(2^5-1)=576 [/TEX]NST
2/ số thoi vô sắc hình thành: [TEX]2^6-1=63[/TEX]
3/ Số nhiễm sắc thể cùng trạng thái của chúng trong các tế bào vào kỳ sau ở đợt nguyên phân cuối cùng:[TEX] 2^5.4n=1152[/TEX] (NST đơn)

Bài 3 Có ba hợp tử thuộc cùng một loài nguyên phân với số lần không bằng nhau:
- Hợp tử I đã nhận của môi trường 280 crômatit.
- Hợp tử II đã tạo ra các tế bào con chứa 640 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi.
- Hợp tử III tạo ra các tế bào con chứa 1200 nhiễm sắc thể đợn mới hoàn toàn.
Tổng số nhiễm sắc thể trong các tế bào con tạo ra từ ba hợp tử nói trên là 2240.
Xác định:
1. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài;
2. Số tế bào con và số lần nguyên phân của mỗi hợp tử;
3. Số tế bào con đã từng xuất hiện trong quá trình nguyên phân của ba hợp tử.

gọi số lần NP của hợp tử I, II, III là x1;x2;x3
Hợp tử I đã nhận của môi trường 280 crômatit: [TEX](2^{x1}-1)2n=280[/TEX] =>[TEX]2^{x1}=\frac{280}{2n}+1 (1)[/TEX]
Hợp tử II đã tạo ra các tế bào con chứa 640 NST: [TEX]2n.2^{x2}=640[/TEX] =>[TEX]2^{x2}=\frac{640}{2n} (2)[/TEX]
Hợp tử III tạo ra các tế bào con chứa 1200 NST mới hoàn toàn:[TEX] 2n(2^{x3}-2)=1200 [/TEX]=>[TEX]2^{x3}=\frac{1200}{2n}+2 (3)[/TEX]
số NST trong các tế bào con tạo ra từ ba hợp tử nói trên là 2240: [TEX]2n(2^{x1}+2^{x2}+2^{x3})=2240[/TEX]
<=> [TEX]2n[(\frac{280}{2n}+1)+\frac{640}{2n}+(\frac{1200}{2n}+2)]=2240[/TEX]
=>2n=40
thay 2n=40 vào (1) tìm đk số lần nguyên phân của hợp tử I là: 3
2n=40 thay vào (2) tìm đk số lần nguyên phân của hợp tử II là: 4
2n=40 thay vào (3) tìm đk số lần nguyên phân của hợp tử III là: 5
 
Last edited by a moderator:
T

thanhtruc3101


Bài 4: Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh sản của một cá thể cái có một số tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân bốn lần liên tiếp. Có 75% số tế bào con được chuyển sang vùng chín và sau đó đã có tất cả 5400 nhiễm sắc thể bị tiêu biến cùng với các thể định hướng.
1. Xác định số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu.
2. Các trứng tạo ra tham gia thụ tinh với hiệu suất 25%. Các hợp tử nguyên phân với số lần bằng nhau và đã nhận của môi trường nguyên liệu tương đương 7200 nhiễm sắc thể đơn.
Xác định số nhiễm sắc thể, số crômatit trong các tế bào và mỗi giai đoạn sau;
a. Kỳ trước của lần nguyên phân cuối cùng;
b. Kỳ sau của lần nguyên phân cuối cùng;
Cho biết 2n = 60.

1/ số trứng tạo ra là: 5400:3=1800
số TB sơ khai là: [TEX]\frac{1800.100}{75.2^4}=150[/TEX]
2/ số hợp tử tạo ra là: 1800.25%=450
a. số lần NP là: [TEX](2^n-1)60.450=7200[/TEX]
sao số lẻ quá thế nhể?? các công thức tính nhiễm sắc thể, số crômatit ở mỗi giai đoạn bạn tham khảo đây nhé: http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1688770&postcount=5

bài 5 tí giải quyết sau nhá
o0o chúc thi tốt o0o
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

Bài 5 :
Chuột có bộ nhiễm sắc thể 2n = 40.
Quan sát hai nhóm tế bào đang ở vùng chín của ống dẫn sinh dục của một con chuột đực, người ta nhận thấy:
- Nhóm I có 1100 nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của các thoi vô sắc, trong đó số
nhiễm sắc thể kép xếp hai hàng nhiều hơn số nhiễm sắc thể kép xếp một hàng là 500.
- Nhóm II có 1200 nhiễm sắc thể đang phân li về các cực của tế bào; trong đó số nhiễm sắc thể kép
đang phân li ít hơn số nhiễm sắc thể đơn đang phân li là 240.
1. Xác định các tế bào của mỗi nhóm đang ở kỳ phân bào nào.
2. Tính số tế bào ở mỗi kỳ đã xác định trên.
3. Xác định số lượng giao tử được tạo ra khi hai nhóm tế bào trên kết thúc quá trình phân bào.
__________________
1.
- Nhóm 1: các TB đang ở KG của giảm phân I và giảm phân II
- nhóm 2: các TB đang ở KS của GP I và GP II

2.
* Gọi số NST đang ở KG I KG II lần lượt là: x và y

- Nhóm 1: Ta có:
x + y = 1100
x - y = 500
\Rightarrow [TEX]x = 800[/TEX] và [TEX]y = 300[/TEX]

\Rightarrow
ở KG I có : [tex]\frac{800}{40} = 20TB[/tex]

Ở KG II có: [tex]\frac{300}{20} = 15TB[/tex]

* Gọi số NST đang ở KS I KS II lần lượt là: a và b
- Nhóm 2:
a + b = 1200
b - a = 240
\Rightarrow [TEX]a=480[/TEX] và [TEX]b=720[/TEX]
\Rightarrow
Ở KS I có: [tex]\frac{480}{40} = 12TB[/tex]

Ở KS II có: [tex]\frac{720}{40} = 18TB[/tex]

3. Kết thúc QT phân bào chỉ có các TB đang ở KS II và KG II mới tạo thành giao tử
\Rightarrow Số lượng giao tử tạo thành = [TEX]15.2+18.2= 66[/TEX] giao tử
 
D

dragondaipro

anh hay chị có thể giải thích cho em bgaif 1 từ câu a trở đi không ạ. em không hiểu chỗ đó
 
Top Bottom