bài tập sgk cb 11: Bài 3 về điện trường

N

nednobita

2 điện tích q1= +3.10^-8C vaf q2= -4.10^-8C đc đặt cách nhau 10cm trog chân ko.Hãy tìm các điểm mà tại đó cường độ điện trường = 0. Tại các điểm đó có điện trường hay k??
đơn giản thôi:ta có:(r1)2/(r2)2=3/4
r1-r2=10

giay phuong tringh la ra thoi ban ak
nho cam on minh nha
 
Q

quachtinhte

còn thiếu câu trả lời sau kìa! Tại đó vẫn có điện trường, cường độ ở đấy bằng 0 nhưng vẫn có điện trường ở đó, cường độ =o do 2 điện trường tác dụng lên điểm đó bằng nhau thôi.
 
S

songthuong_2535

2 điện tích q1= +3.10^-8C vaf q2= -4.10^-8C đc đặt cách nhau 10cm trog chân ko.Hãy tìm các điểm mà tại đó cường độ điện trường = 0. Tại các điểm đó có điện trường hay k??


Bài tập này không đơn giản là chỉ lập tỉ số giữa $r_1$ và $r_2$ đâu bạn, vì người ta đâu có cho giá trị điện tích $q_3$. Bạn phải lý luận rất nhiều để ra được đáp án đấy!

Lược giải:

a.
- Gọi M là điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng 0. Khí đó ta có:

[TEX]\vec E_M = \vec E_{1M} + \vec E_{2M} = \vec 0[/TEX]

=> [TEX]\vec E_{1M} = -\vec E_{2M}[/TEX]
=> + [TEX]\vec E_{1M}[/TEX] cùng phương với [TEX]\vec E_{2M}[/TEX] hay điểm M nằm trên đường thẳng AB.
+ [TEX]\vec E_{1M}[/TEX] ngược chiều với [TEX]\vec E_{2M}[/TEX]. Mặt khác, $q_1.1_2 < 0$ => M nằm ngoài đoạn thẳng AB
+ [TEX]E_{1M} = E_{2M}[/TEX] mà [TEX]|q_1| < |q_2|[/TEX] => ĐIểm M nằm gần điểm A.

- Gọi độ dài đoạn AM = x (m) => BM = 0,1 +x (m)

Theo lí luận ở trên có:
[TEX]E_{1M} = E_{2M}[/TEX]

[TEX]<=> \frac{k.|q_1|}{r_1^2} = \frac{k.|q_2|}{r_2^2}[/TEX]

[TEX]<=> \frac{|q_1|}{AM^2} = \frac{|q_2|}{BM^2}[/TEX]

[TEX]<=> \frac{|3.10^{-8}|}{x^2} = \frac{|4.10^{-8}|}{(0,1 + x)^2}[/TEX]

Giải ra ta được: $x = 0,646m = 64,6cm$


b. Vế sau thì đơn giản và dễ hiểu thôi bạn ạ. Người ta nói là tại M có cường độ điện trường bằng 0 thì tức là các lực tác dụng lên M đã cân bằng nhau rồi nên chắc chắn sẽ không có điện trường!


Kết luận: ...................
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom