bài tập quang học lớp 9

B

baihocquygia

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

một vật AB có độ cao h=4cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=20cm và cách thấu kính một khoảng d=2f ( xét 2 trường hợp điểm A thuộc và không thuộc trục chính của thấu kính )
Vận dụng kiến thức hình học tính chiều cao h' của ảnh và khoảng cách d' ừ ảnh đến kính
giúp mình trường hợp A không thuộc trục chính của thấu kính ấy nha xin cảm ơn
 
Q

quanghocvatli

Theo tớ nghĩ trường hợp A thuộc hay không thuộc trục chính thì cũng tương tự như nhau thôi.

Theo yêu cầu của bạn, tớ sẽ giải trường hợp A không thuộc trục chính của thấu kính.

-----------------------

Gọi ảnh tạo thành là A'B'

Khi A không thuộc trục chính TK (thấu kính) thì B thuộc trục này. Gọi F, F' là các tiêu điểm của TK

Như vậy, theo bài ra ta có:

$d=OB=2OF; \ \ d'=OB'; \ \ f=f'=OF=OF'$

[Bạn tưởng tượng hình vẽ như sau: I là 1 điểm nằm trên thấu kính sao cho AI // OB]

--Xét $\Delta AOB, \ \ \Delta A'OB'$ đồng dạng có:

$\frac{AB}{A'B'}=\frac{OB}{OB'} \ \ (1)$

--Xét $\Delta B'F'A', \ \ \Delta OF'I$ đồng dạng có:

$\frac{OI}{B'A'}=\frac{OF'}{B'F'} \rightarrow \frac{AB}{A'B'}=\frac{OF}{OB'-OF'} \ \ (2)$

Từ (1), và (2), ta có: $\frac{OB}{OB'}=\frac{OF}{OB'-OF'} \rightarrow dd'-fd=fd'$ $\fbox{$\rightarrow \frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}$}$

Phần đóng khung là công thức tổng quát cho th TKHT tạo ảnh thật.


Từ đó thay số vào, ta được:

$d'=2f=2.20=40 \ \ (cm)$

Từ (1), ta có: $\frac{d}{d'}=\frac{h}{h'}$

Với h, h' là chiều cao ảnh thật và ảnh ảo.

Thay số, ta được: $\frac{h}{h'}=1 \rightarrow h'=h=4 \ \ (cm)$

Đáp số: ...
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom