bài tập pp đường chéo

D

doraem0nb0y93

Cho mình ké mấy bài nhé ...mong mọi người chỉ giáo dùm nhé ..thanh kiu


1: Thể tích H O cần thêm vào 250 ml dung dịch HCl 0,4M để thu được dung dịch có pH = 1 là:


2:Trộn lẫn dung dịch Na2SO4 0,1M với dung dịch Fe2(SO4 )3 0,1M thu được 600 ml hỗn hợp dung dịch X .cho X tác dụng hoàn toàn với một lượng BaCl2 dư thì thu được 34,95 gam kết tủa. Nếu cho X tác dụng hoàn toàn với một
lượng Ba(OH)2 dư, lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:


3:X là khoáng vật cuprit chứa 45% Cu2O. Y là khoáng vật tenorit chứa 70% CuO. Cần trộn X và Y theo tỉ lệ khối
lượng t mx /m y để được quặng C, mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế được tối đa 0,5 tấn đồng nguyên chất. Giá
trị của t là:


4:Một hỗn hợp hơi gồm 3 ancol đơn chức A, B, C và 13,44 gam O2 được chứa trong một bình kín dung tích 19,6
o
lít ở 0,8 atm, 109,2 C. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, sản phẩm thu được gồm H2O và CO2 có khối lượng tương ứng là 3,69 gam và 6,16 gam. Biết rằng B và C có cùng số nguyên tử cacbon và không phản ứng với dung dịch
5
AgNO3/NH3, số mol A bằng 5/3 tổng số mol của B và C. Công thức cấu tạo của A, B, C lần lượt là:
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Mình xin góp ý!

Cho mình ké mấy bài nhé ...mong mọi người chỉ giáo dùm nhé ..thanh kiu
1: Thể tích H O cần thêm vào 250 ml dung dịch HCl 0,4M để thu được dung dịch có pH = 1 là.

lượt là:

Dung dịch có PH=1 => CM=0,1M.
PP đường chéo: Gọi V là thể tích [TEX]H_2O[/TEX] có nồng độ là 0M, trộn với 250ml [TEX]HCl[/TEX] 0,4M
=> V = 750ml.
 
K

kienthuc.

Mình xin góp ý!

Cho mình ké mấy bài nhé ...mong mọi người chỉ giáo dùm nhé ..thanh kiu
3:X là khoáng vật cuprit chứa 45% Cu2O. Y là khoáng vật tenorit chứa 70% CuO. Cần trộn X và Y theo tỉ lệ khối
lượng t mx /m y để được quặng C, mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế được tối đa 0,5 tấn đồng nguyên chất. Giá
trị của t là.
Khối lượng Cu có trong 1 tấn của mỗi quặng là:
X chứa 45%[TEX].\frac{128}{144[/TEX]=400kg [TEX]Cu[/TEX]
Y chứa 70%[TEX].\frac{64}{80}[/TEX]=560kg [TEX]Cu[/TEX]
C chứa 500kg [TEX]Cu[/TEX]
Dùng pp đường chéo ta được
[TEX]\frac{mX}{mY}=\frac{3}{5}[/TEX].
Mong các bạn góp ý!
 
K

kienthuc.

Mình xin góp ý!

Cho mình ké mấy bài nhé ...mong mọi người chỉ giáo dùm nhé ..thanh kiu
4:Một hỗn hợp hơi gồm 3 ancol đơn chức A, B, C và 13,44 gam O2 được chứa trong một bình kín dung tích 19,6
o
lít ở 0,8 atm, 109,2 C. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, sản phẩm thu được gồm H2O và CO2 có khối lượng tương ứng là 3,69 gam và 6,16 gam. Biết rằng B và C có cùng số nguyên tử cacbon và không phản ứng với dung dịch
5
AgNO3/NH3, số mol A bằng 5/3 tổng số mol của B và C. Công thức cấu tạo của A, B, C lần lượt là:
Bạn viết lại Bài 4 được không mình thấy mơ hồ quá chắc chắn ancol thì không pứ tráng gương rồi hay ý của bạn là cho qua CuO rồi mới cho pứ tráng gương bài viết có 2 ký tự lạ là o và 5 là gì vậy bạn!
 
K

kienthuc.

Mình xin góp ý!

làm bay hơi 500ml dung dịch chất A 20% ( D=1,2g/ml) để chỉ còn 300g dung dịch . nồng độ dung dịch này là?
đs: 40%
mọi người viết rõ một tí ha!
Ở đây làm bay hơi có nghĩa là làm nước mất đi.
Khối lượng chất tan A = 120g.
Sau pứ chỉ chứa 300g dung dịch A.
=> [TEX]C%=\frac{120}{300}.100%=40%[/TEX]
 
D

doraem0nb0y93

Bạn viết lại Bài 4 được không mình thấy mơ hồ quá chắc chắn ancol thì không pứ tráng gương rồi hay ý của bạn là cho qua CuO rồi mới cho pứ tráng gương bài viết có 2 ký tự lạ là o và 5 là gì vậy bạn!

Một hỗn hợp hơi gồm 3 ancol đơn chức A, B, C và 13,44 gam O2 được chứa trong một bình kín dung tích 19,6 lít ở 0,8 atm, 109,2 C. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, sản phẩm thu được gồm H2O và CO2 có khối lượng tương ứng là 3,69 gam và 6,16 gam. Biết rằng B và C có cùng số nguyên tử cacbon và không phản ứng với dung dịch
AgNO3/NH3, số mol A bằng 5/3 tổng số mol của B và C. Công thức cấu tạo của A, B, C lần lượt là: ............đây đúng là bài thầy Ngọc cho muh ...giúp minh nhé
 
K

kienthuc.

Mình xin góp ý!

Một hỗn hợp hơi gồm 3 ancol đơn chức A, B, C và 13,44 gam O2 được chứa trong một bình kín dung tích 19,6 lít ở 0,8 atm, 109,2 C. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, sản phẩm thu được gồm H2O và CO2 có khối lượng tương ứng là 3,69 gam và 6,16 gam. Biết rằng B và C có cùng số nguyên tử cacbon và không phản ứng với dung dịch
AgNO3/NH3, số mol A bằng 5/3 tổng số mol của B và C. Công thức cấu tạo của A, B, C lần lượt là: ............đây đúng là bài thầy Ngọc cho muh ...giúp minh nhé
Xin lỗi bạn hôm nay mình mới gặp lại bài này!
Theo đề bài ta có số mol hỗn hợp hơi là 0,5 mol. Mà [TEX]nO_2[/TEX]=0,42 mol =>[TEX]n(A, B, C)[/TEX]=0,08 mol.
Ta có [TEX]nH_2O>nCO_2[/TEX] => ancol no =>[TEX]nH_2O-nCO_2[/TEX]=[TEX]n[/TEX](ancol). Nhưng bạn nên chú ý [TEX]nH_2O-nCO_2[/TEX]=0,065 mol khác với số mol các ancol bang đầu. Vậy thì trong đó sẽ có 0,065 mol ancol no và 0,015 mol ancol chưa no.
Ta có [TEX]C[/TEX](trung bình)=1,75.
Bạn nên chú ý ở điểm này là [TEX]B, C[/TEX] cùng số [TEX]C[/TEX] mà trong 3 ancol trên phải có 1 ancol là 1[TEX]C[/TEX] => A sẽ là ancol [TEX]CH_3OH[/TEX] là một ancol no vậy một trong 2 ancol trên sẽ có một ancol no nữa. Ở đây nếu ta cho chỉ có A là ancol no thì số mol của A sẽ là 0,065 thì nó không =[TEX]\frac{5}{3}.0,015[/TEX] theo đề cho.
vậy, số mol của 2 ancol no là 0,065 và số mol của ancol không no là 0,015.
Ta có: z=0,015 (I)
x+y=0,065 (II)
3x=5y+5z (III)
=>x=0,05; y=0,015; z=0,015.
Ta có số mol của [TEX]CO_2[/TEX] do [TEX]CH_3OH[/TEX] sinh ra ra 0,05 mol.
=>Tổng số mol của [TEX]CO_2[/TEX] do [TEX]B, C[/TEX] sinh ra là 0,09 và [TEX]n(B, C)[/TEX]=0,03 => số [TEX]C(B, C)[/TEX]=3.
Vậy 3 an col trên sẽ là [TEX]CH_3OH[/TEX], [TEX]CH_3CH_2CH_2-OH[/TEX] và [TEX]H_2C=CH-CH_2-OH[/TEX]( Do đề cho [TEX]B,C[/TEX] không phản ứng với [TEX]AgNO_3/NH_3[/TEX]).
Nếu hợp chất có nối ba đầu mạch sẽ phản được với [TEX]AgNO_3/NH_3[/TEX].
Mến chào bạn!
 
Top Bottom