Vật lí bài tập phương trình trạng thái khí lí tưởng

caothithuy@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
13 Tháng sáu 2017
13
2
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 bình A chứa khí lí tưởng ơ áp suất 5×10^5 Pa và nhiệt độ T= 300°K được nối với bình B có V gấp 4 lần bình A = 1 cái ống có V ko đáng kể và ko dẫn nhiệt Bình B chứa khí cùng loại khí tg bình B ở áp suất 10^5 Pa nhiệt độ 330°K mở van cho 2 bình thông nhau giữ nhiệt độ ơ 2 bình ko đổi Tìm áp suất cuối cùng
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Bài này rất hay và khó.

Tóm tắt đề nhé:

Bình A chứa khí ở 5P, thể tích V, T = 300K. Bình B chứa khí ở P, thể tích 4V, T = 330K. Mở van và giữ nhiệt độ của khối khí. Tất nhiên khí từ bình A sẽ tràn sang bình B.

Gọi [TEX]\Delta V[/TEX] là thể tích khí từ bình A tràn sang bình B. P' là áp suất khí cuối cùng.

Tưởng tượng khí từ bình A giảm áp suất đến P', thể tích tăng lên [TEX]V + \Delta V[/TEX], sau đó lượng [TEX]\Delta V[/TEX] này chuyển sang bình B và tăng nhiệt độ, thể tích tăng thành [TEX]\Delta V'[/TEX]. Còn khí ở bình B tăng từ áp suất P đến P' nên thể tích co lại thành [TEX]V'[/TEX] nhường chỗ cho [TEX]\Delta V'[/TEX].

Khi đó, áp dụng pt đẳng nhiệt cho khí bình A. [TEX]5P.V = P'.(V + \Delta V)[/TEX] (1)

Áp dụng pt đẳng nhiệt cho khí trong bình B. [TEX]P.4V = P'.V'[/TEX] (2)

Áp dụng quá trình đẳng áp cho khối khí [TEX]\Delta V[/TEX]: [TEX]\frac{\Delta V}{300} = \frac{\Delta V'}{330} [/TEX] (3)

Ta lại có [TEX]V' + \Delta V' = 4V[/TEX] (4)

Từ (3) được [TEX]\Delta V' = 1,1 \Delta V[/TEX] Thay vào (4)

[TEX]V' + 1,1\Delta V = 4V \Rightarrow V' = 4V - 1,1\Delta V[/TEX]

Thay vào (2) và kết hợp với (1) ta được hệ hai phương trình.

Chia vế theo vế ta được tỷ số giữa [TEX]V[/TEX] và [TEX]\Delta V[/TEX].

Sau đó thay vào (1) hoặc (2) là tìm được P'.
 

hoangvannam22504@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng chín 2021
1
1
6
Bài này rất hay và khó.

Tóm tắt đề nhé:

Bình A chứa khí ở 5P, thể tích V, T = 300K. Bình B chứa khí ở P, thể tích 4V, T = 330K. Mở van và giữ nhiệt độ của khối khí. Tất nhiên khí từ bình A sẽ tràn sang bình B.

Gọi [TEX]\Delta V[/TEX] là thể tích khí từ bình A tràn sang bình B. P' là áp suất khí cuối cùng.

Tưởng tượng khí từ bình A giảm áp suất đến P', thể tích tăng lên [TEX]V + \Delta V[/TEX], sau đó lượng [TEX]\Delta V[/TEX] này chuyển sang bình B và tăng nhiệt độ, thể tích tăng thành [TEX]\Delta V'[/TEX]. Còn khí ở bình B tăng từ áp suất P đến P' nên thể tích co lại thành [TEX]V'[/TEX] nhường chỗ cho [TEX]\Delta V'[/TEX].

Khi đó, áp dụng pt đẳng nhiệt cho khí bình A. [TEX]5P.V = P'.(V + \Delta V)[/TEX] (1)

Áp dụng pt đẳng nhiệt cho khí trong bình B. [TEX]P.4V = P'.V'[/TEX] (2)

Áp dụng quá trình đẳng áp cho khối khí [TEX]\Delta V[/TEX]: [TEX]\frac{\Delta V}{300} = \frac{\Delta V'}{330} [/TEX] (3)

Ta lại có [TEX]V' + \Delta V' = 4V[/TEX] (4)

Từ (3) được [TEX]\Delta V' = 1,1 \Delta V[/TEX] Thay vào (4)

[TEX]V' + 1,1\Delta V = 4V \Rightarrow V' = 4V - 1,1\Delta V[/TEX]

Thay vào (2) và kết hợp với (1) ta được hệ hai phương trình.

Chia vế theo vế ta được tỷ số giữa [TEX]V[/TEX] và [TEX]\Delta V[/TEX].

Sau đó thay vào (1) hoặc (2) là tìm được P'.




sao khí [tex]\Delta V[/tex] khi tăng nhiệt độ trong quá trình chuyển sang B lại đẳng áp ạ? em chưa hiểu ạ
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
sao khí [tex]\Delta V[/tex] khi tăng nhiệt độ trong quá trình chuyển sang B lại đẳng áp ạ? em chưa hiểu ạ
Do trong phân tích phía trên thì khối khi $\Delta V$ có áp suất không đổi đó bạn.
Khối khi $\Delta V$ nó ở bình A chuyển sang bình B chỉ có tăng nhiệt độ và thay đổi thể tích thành $\Delta V'$ chứ hông có thay đổi áp suất nên ta áp dụng đẳng áp được :D
Nếu còn thắc mắc bạn đừng ngần ngại hỏi để được chúng mình giải đáp nhé ;)
Bạn có thể xem thêm: Trọn bộ kiến thức dành cho các môn học
 
  • Like
Reactions: Hoàng Long AZ
Top Bottom