bài tập phương trình ion

N

ngoisaomayman_2011

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 11: Hỗn hợp X gồm (Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO) với số mol mỗi chất là 0,1 mol, hòa tan hết vào dung dịch Y gồm (HCl và H2SO4 loãng) dư thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch Z cho tới khi ngừng thoát khí NO. Thể tích dung dịch Cu(NO3)2 cần dùng và thể tích khí thoát ra (ở đktc) là
A. 25 ml; 1,12 lít. B. 500 ml; 22,4 lít. C. 50 ml; 2,24 lít. D. 50 ml; 1,12 lít.
Câu 14: Hòa tan hết hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ trong nước được dung dịch A và 1,12 lít H2 bay ra (ở đktc). Cho dung dịch chứa 0,03 mol AlCl3 vào dung dịch A. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 0,78 gam. B. 1,56 gam. C. 0,81 gam. D. 2,34 gam.
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 7,74 gam một hỗn hợp gồm Mg, Al bằng 500 ml dung dịch gồm H2SO4 0,28M và HCl 1M thu được 8,736 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Thêm V lít dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch X thu được lượng kết tủa lớn nhất.
c) Khối lượng kết tủa là
A. 54,02 gam. B. 53,98 gam. C. 53,62 gam. D. 53,94 gam.

Câu 5: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a mol/ l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 0,15 và 4,66. B. 0,15 và 2,33 C. 0,075 và 2,33 D. 0,75 và 4,66
 
Last edited by a moderator:
T

tranvanlinh123

Câu 11: Hỗn hợp X gồm (Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO) với số mol mỗi chất là 0,1 mol, hòa tan hết vào dung dịch Y gồm (HCl và H2SO4 loãng) dư thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch Z cho tới khi ngừng thoát khí NO. Thể tích dung dịch Cu(NO3)2 cần dùng và thể tích khí thoát ra (ở đktc) là
A. 25 ml; 1,12 lít. B. 500 ml; 22,4 lít. C. 50 ml; 2,24 lít. D. 50 ml; 1,12 lít.
X gồm (Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO) với số mol mỗi chất là 0,1 mol pu H+
được dd Z : Fe2+ 0,3 mol và Fe3+ 0,4mol;H+(dư)... (ion khác ko quan tâm)
sau đó thêm Cu(NO3); pu sau xảy ra :
3Fe2+ + 4H+ + NO3- -->3Fe3+ + NO +2H2O
0,3mol 0,1mol 0,1 mol
=> V_NO=2,24l
V_Cu(NO3)2=50ml
 
T

tranvanlinh123

Câu 14: Hòa tan hết hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ trong nước được dung dịch A và 1,12 lít H2 bay ra (ở đktc). Cho dung dịch chứa 0,03 mol AlCl3 vào dung dịch A. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 0,78 gam. B. 1,56 gam. C. 0,81 gam. D. 2,34 gam.

ta thấy: nOH-=2nH2=0,1mol
3OH- + Al3+ --->Al(OH3)
0,09 0,03 0,03
OH- dư pu tiếp :
OH- + Al(OH)3--->[Al(OH)4]-
0,01 0,01
nAl(OH)3=0,02
m=78.0,02=1,56g
 
T

tranvanlinh123

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 7,74 gam một hỗn hợp gồm Mg, Al bằng 500 ml dung dịch gồm H2SO4 0,28M và HCl 1M thu được 8,736 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Thêm V lít dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch X thu được lượng kết tủa lớn nhất.
c) Khối lượng kết tủa là
A. 54,02 gam. B. 53,98 gam. C. 53,62 gam. D. 53,94 gam.
do nH+=2nH2 nên pu là vừa đủ, axit và kl đều hết
ta tính đc nMg2+=nMg=0,12 và nAl3+=nAl=0,18 mol; và nSO4^2- =0,14mol
nOH- max==2nMg+3nAl=0,12*2+0,18*3=0,78 mol
ta có 0,78=2V=>V=0,39=>nBa2+=0,39*0,5=0,195
ta có m=mMg2+ +mAl3+ +mOH-+mBaSO4=7,74+0,78*17+0,14*233=53,62g
C/
 
T

tranvanlinh123

Câu 5: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a mol/ l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 0,15 và 4,66. B. 0,15 và 2,33 C. 0,075 và 2,33 D. 0,75 và 4,66

nH+=0,04 mol
nOH- dư=0,05
=> nOH-(ban đầu)=0,09 mol=>a=0,15M
va m=mBaSO4*0,05*0,2=2,33g
 
N

ngoisaomayman_2011

bạn có thể nói rõ hơn về số mol của nOH-dư với nOH-ban đầu ở c5 ko ?
 
Last edited by a moderator:
T

tranvanlinh123

500 ml dung dịch có pH = 13=> mt bazo dư OH- và OH- dư là 0,05mol
200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M => nH+=0,04mol=nOH- pu
==>nOH- (ban đầu)= nOH- pu + nOH- dư ok?
 
Top Bottom