Bài tập oxi - lưu huỳnh?

A

ahellonearth

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nung nóng hỗn hợp gồm 0,54 gam bột Al ; 0,24 gam bột Mg và lượng dư bột lưu huỳnh đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp A. Cho A tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Pb(NO3)2 0,1M. Tính thể tích dung dịch Pb(NO3)2 cần dùng để hấp thụ hết khí dẫn vào.
2. Đốt hoàn toàn 2,04 gam hợp chất A, thu được 1,08 gam H2O và 1,344 lít SO2 (đktc).
a. Xác định công thức phân tử hợp chất A.
b. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí SO2 nói trên vào 13,95 ml dung dịch KOH 28% (D=1,147 g/ml) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch sau phản ứng.
3. Cho 1,68 gam hợp kim Ag-Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Khí thu được tác dụng với nước Clo dư, phản ứng xảy ra theo phương trình : SO2 + Cl2 + 2H2O -> 2HCl + H2SO4. Dung dịch thu dược sau khi phản ứng với clo cho tác dụng hết với dung dịch BaCl2 0,15M thu được 2,796 gam kết tủa.
a. Tính thể tích dung dịch BaCl2 cần dùng
b. Tính thành phần % khối lượng của hợp kim.
4. Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất khí sau: Cl2, HCl, H2S, SO2, CO2, O2, O3, H2, N2.
5. Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau:
a. NaCl, Na2S, Na2SO4, Pb(NO3)2, BaCl2.
b. Na2SO3, Na2SO4, Na2CO3, NaNO3.
6. Chỉ dùng thêm một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch: Na2SO4, FeCl2, Ba(NO3)2, KCl, BaS.
7. Bằng phương pháp hóa học nhận biết các anion trong dung dịch hỗn hợp:
a. NaCl, NaI, Na2SO4.
b. Na2SO3, Na2SO4, Na2CO3.
 
T

thupham22011998

Bài 6:

Cho các chất trên tác dụng với d/d $H_2SO_4$ dư:

+Kết tủa, có khí mùi khai là $BaS$

+Kết tủa là $Ba(NO_3)_2$

+Ko hiện tượng là :$Na_2SO_4 ; FeCl_2 ;KCl$ (1)

Cho d/d $Ba(NO_3)_2$ tác dụng với các chất (1)

+Kết tủa là $Na_2SO_4$

+Ko hiện tượng là $FeCl_2; KCl$(2)

Cho d/d $BaS$ tác dụng với các chất (2)

+Kết tủa đen là $FeCl_2$

+Ko hiện tượng là $KCl$
 
Y

yumi_26

7. Bằng phương pháp hóa học nhận biết các anion trong dung dịch hỗn hợp:
a. NaCl, NaI, Na2SO4.
b. Na2SO3, Na2SO4, Na2CO3

a)
- Dùng $Ag^+$:
+ nhận biết anion $Cl^-$: kết tủa trắng.

+ $I^-$: kết tủa $AgI$ màu vàng.

- Dùng $Ba^{2+}$ nhận biết đc $SO_4^{2-}$: kết tủa trắng.

b)

- Dùng $H^+$:
+ nhận biết đc $SO_3^{2^-}$: khí có mùi hắc.

+ nhận biết đc $CO_3^{2^-}$: khí ko mà làm đục nước vôi trong.

Tương tự $SO_4^{2-}$ dùng $Ba^{2+}$
 
Y

yumi_26

5. Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau:
a. NaCl, Na2S, Na2SO4, Pb(NO3)2, BaCl2.
b. Na2SO3, Na2SO4, Na2CO3, NaNO3

a) Quỳ tím:

+ $Na_2S$: quỳ -> xanh.

+ $Pb(NO_3)_2$: quỳ -> đỏ.

Dùng $Na_2CO_3$: nhận biết đc $BaCl_2$: kết tủa trắng .

Dùng $BaCl_2$: $Na_2SO_4$ : kết tủa trắng.

Còn lại là NaCl.

b) Quỳ tím:

- Nhóm 1: $Na_2CO_3$, $Na_2SO_3$: quỳ -> xanh

- Nhóm 2: $Na_2SO_4$, $NaNO_3$: quỳ ko đổi màu.

Cho $H^+$ vào nhóm 1:

+ có khí mùi hắc thoát ra là $Na_2SO_3$

+ khí ko màu thoát ra làm đục nước vôi trong là $Na_2CO_3$.

Cho $BaCl_2$ vào nhóm 2:

+ kết tủa trắng là $Na_2SO_4$.

+ ko hiện tượng là NaNO3
 
Y

yumi_26

4. Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất khí sau: Cl2, HCl, H2S, SO2, CO2, O2, O3, H2, N2

+ $SO_2$ làm mất màu dd nước brom.

Dẫn các khi qua dd $Ca(OH)_2$ dư, $CO_2$ tạo kết tủa trắng.

Sục vào dd $PbCl_2$: có kết tủa đen là $H_2S$

Dùng quỳ tím ẩm:
+ HCl biến quỳ -> đỏ.
+ Clo biến quỳ -> đỏ sau đó làm mất màu.

Dẫn các khí qua dd KI có hồ tinh bột, khí phản ứng tạo ra dd màu xanh là $O_3$

$2KI + O_3 + H_2O --> 2KOH + I_2 + O_2$

Dùng que đốm đỏ để nhận biết 3 khí còn lại: $O_2$, $N_2$, $H_2$.
 
Top Bottom