Bài tập ôn tập andehit, axit cacboxylic - Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên

  • Thread starter hocmai.hoahoc
  • Ngày gửi
  • Replies 8
  • Views 5,947

H

hocmai.hoahoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em, trong topic này hocmai.hoahoc cùng các em giải một số bài tập về ancol nằm trong đề cương ôn tập của Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên nhé.

Bài 1: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Tính khối lượng Ag tạo thành sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài 2: Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hòa 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40ml dung dịch NaOH 0,75M. Tính khối lượng của CH2=CH-COOH có trong X.
Câu 3: Oxi hóa hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành andehit cần vừa đủ 4,8 gam CuO. Cho toàn bộ andehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Xác định công thức của 2 ancol.
Câu 4: Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối amoni của hai axit hữu cơ. Tính giá trị của m.
Câu 5: Cho hỗn hợp m gồm andehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hidrocacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon Y.
Câu 6: Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng với kim loại Na và hòa tan được CaCO3. Xác định công thức cấu tạo và tên gọi của X, Y.
Câu 7: Cho các chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quì tím ẩm. Hãy cho biết có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa?
 
S

sammytruong

Bài 1: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Tính khối lượng Ag tạo thành sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

HCHO-->4Ag,HCOOH-->2Ag.
-->nAg=0,6>m=64,8g...........................................................................................................
 
C

cobemongmo95

CH2=CH-CHO+Br2+H2O--->CH2=CH-COOH+HBr
CH2=CH-CHO+Br2--->Br-CH2-CH(Br)-COOH
CH2=CH-COOH+NaOH--->CH2=CH-COONa+H2O
CH3COOH+NaOH--->CH3COONa+H2O
TACO:
x+y+Z=0,04 .
x+2z=0,04 .
x+y=0,03 .
 
L

lalaheosua

Câu 4:
nAg = 0.4 mol => 2a + 2b = 0.4
17,5 gam muối amoni của 2 axit hữu cơ => mCH_3COONH_4 + mCH_3CH_2COONH_4 = 17.5
=> 77a + 91b = 17.5
=> a = 0.05; b = 0.15
=> m = 0.05*44 + 0.15*58 = 10.9 g

Bài "Câu 5: Cho hỗn hợp m gồm andehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hidrocacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon Y."
có trên link
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=1672607

Câu 3:
n.and = nCuO = 0,06
Giả sử không có andehit fomic: nAg = 2n.and = 0,12 mol
Theo đề bài nAg = 0,22 mol. Vậy có HCHO
HCHO 4Ag
x 4x
RCHO 2Ag
y 2y mol
x + y = 0,06
4x + 2y = 0,22
x = 0,05 ; y = 0,01

R + 31 = 60
R = 29 (C2H5)
Vậy 2 ancol ban đầu là CH3OH và C2H5CH2OH
 
Last edited by a moderator:
K

koizinzin

Câu 6: Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng với kim loại Na và hòa tan được CaCO3. Xác định công thức cấu tạo và tên gọi của X, Y.

Chất X phản ứng được với kim loại Na và tham gia phản ứng tráng bạc => x: CHO-CH2-OH
Chất Y phản ứng với kim loại Na và hòa tan được CaCO3 => y: CH3COOH.
 
K

koizinzin

Bài 7:

Chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa:
C2H2 có chất: axetilen.
C2H4 không có chất.
CH2O có chất: HCHO.
CH2O2 có chất: HCOOH.
C3H4O2 có chất: HCOOC2H3, OH-CH=CH-CHO.
tổng 5 chất.
 
K

koizinzin

1.(KA-11)Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là
A. anđehit fomic. B. anđehit no, mạch hở, hai chức.
C. anđehit axetic. D. anđehit không no, mạch hở, hai chức.
2. (KB-11)Câu 40: Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 1,89 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít CO2 (đktc). Tên của Z là
A. anđehit acrylic. B. anđehit butiric. C. anđehit propionic. D. anđehit axetic.
 
C

cobemongmo95

1.(KA-11)Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là
A. anđehit fomic. B. anđehit no, mạch hở, hai chức.
C. anđehit axetic. D. anđehit không no, mạch hở, hai chức.

Đốt cháy andehit có nCO2=nH2O => andehit no đơn chức mạch hở.
Anđehit tham gia phản ứng tráng bạc tạo nAg/n anđehit =4:1
=> HCHO.
 
C

cobemongmo95

2. (KB-11)Câu 40: Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 1,89 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít CO2 (đktc). Tên của Z là
A. anđehit acrylic. B. anđehit butiric. C. anđehit propionic. D. anđehit axetic.

Bài này có trên link
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=210955
.........................................................
 
Top Bottom