Bài tập nhiệt khó!!!!!!!!!!!!!!

S

sonad1999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một học sinh dùng một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng M=0,2kg để pha m=0,3kg nước nhằm đạt nhiệt độ cuối cùng là 15 độ C. Học sinh đó rót vào nhiệt lượng kế [TEX]m_1[/TEX] kg nước ở nhiệt độ [TEX]t_1=32[/TEX] và thả vào đó [TEX]m_2[/TEX] gam nước đá ở nhiệt độ [TEX]t_2=-6[/TEX]. Khi tính toán, học sinh đó không chú ý rằng, trong khi nước đá đang tan, mặt ngoài của nhiệt lượng kế sẽ có một ít nước bám vào thành thử nhiệt độ cuối cùng của nước là 17,2 độ C. Hãy giải thích xem sai lầm của học sinh ở đâu và tính khối lượng nước bám vào mặt ngoài của nhiệt lượng kế. Biết nhiệt dung riềng của đồng, nước và nước đá tương ứng là: C=400J/kg.độ; [TEX]C_1=4200J/kg[/TEX].độ;[TEX]C_2=2100J/kg[/TEX].độ. Nhiệt nóng chảy của đá là [TEX]3,35.10^5J/kg[/TEX]; Nhiệt hoá hơi của nước ở 17,2 độ C là [TEX]2,46.10^6J/kg[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Do nhiệt độ của nhiệt lượng kế thấp hơn nhiệt độ phòng nên hơi nước trong không khí tiếp xúc với bình trở thành hơi bão hòa và ngưng tụ ở thành bình.

Nhiệt lượng của phần hơi nước đã tỏa ra để ngưng tụ ở thành bình là:
$Q_3 = 2,46.10^6. m_3.$
Nhiệt lượng này làm cả nhiệt lượng kế và cả nước chứa trong nó tăng thêm nhiệt độ:
$\Delta t = 17,2 – 15 = 2,2^oC.$
Khi đó nước trong NLK và NLK thu một nhiệt lượng bằng:
$Q_4=\Delta t(M.C+m.C_1)=2948 \ \ (J)$

Lúc này chơi Pt cbn: $Q_3=Q_4 \\ \rightarrow 2,46.10^6. m_3=2948 \\ \rightarrow m_3\approx 1,2 \ \ (g)$

Đáp số:
 
Top Bottom