You're Mine

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng chín 2021
36
43
6
20
TP Hồ Chí Minh
,./
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Làm thế nào để người ta xác định được DNA nhân đôi theo nguyên tắc nào?

A. Dùng phương pháp khuyếch đại gen trong ống nghiệm
B. Dùng phương pháp nhiễu xạ rơn - ghen (tia X)
C. Đếm số lượng các đoạn Okazaki của DNA khi nhân đôi
D. Dùng các nu đã đánh dấu phóng xạ
anh chị giải thích giùm em với
 

The key of love

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng hai 2019
722
3,337
326
Bình Phước
Trường THPT Chuyên Bình Long
D. Dùng các nu đã đánh dấu phóng xạ
Đánh dấu phóng xạ các nu giúp chúng ta thấy rõ cách các nu liên kết với nhau như thế nào để hình thành nên ADN con trong quá trình nhân đôi ADN, từ đó giúp cho việc xác định được nguyên tắc nhân đôi của ADN
 

H.Bừn

Cựu Mod phụ trách Sinh học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
1,218
2,568
419
Gia Lai
helu cậu, tớ sẽ đưa ra một số thông tin liên quan đễ giúp cậu hoàn thành câu hỏi trên nhen:

Đầu tiên chúng ta thử xác định xem mục đích của các phương pháp trên áp dụng trong trường hợp nào nhé.

1. Phương pháp khuyếch đại gen trong ống nghiệm - hay phương pháp này còn có tên gọi là PCR, tên mà chúng ta biết qua các phương pháp được ứng dụng trong xét nghiệm COVID-19, nôm na phương pháp này sẽ khuếch đại ADN và tạo ra rất rất nhiều bản sao của ADN đó, lên đến hàng tỷ bản sao và kết quả được hiển thị ngay lập tức( cho nên nó cũng gắn với tên real-time)
=> Vậy mục đích của phương pháp này là: dùng nghiên cứu sinh học, y học phát hiện các bệnh di truyền, nhận dạng, chẩn đoán nhiễm trùng, tách dòng gen, và xác định huyết thống.

2. Phương pháp nhiễu xạ rơn - ghen (Tia X)
- Phương pháp này tên gọi thì không hề xa lạ với chúng ta và phương pháp chủ yếu dùng để chẩn đoán y học hình ảnh, chẩn đoán các bệnh về xương, tìm ra khối u,...

3. Đếm số lượng các đoạn Okazaki của DNA khi nhân đôi
- Ở đây đoạn Okazaki là đoạn mồi, việc xác định và mối quan hệ thì là giữa okazaki với mạch ra chậm( mạch tổng hợp không liên tục của ADN), đoạn okazaki chỉ chứa một số lượng ít nucleotit. Nếu có thể dùng các phương pháp gì liên quan đến okazaki để xác định nguyên tắc nhân đôi ADN thì không thể.

4. Dùng các nu đã đánh dấu phóng xạ
- Đây là một thí nghiệm rất nổi tiếng để tìm ra nguyên tắc nhân đôi của ADN, được gọi là thí nghiệm meselson-stahl, nếu cậu muốn tụi mình làm thêm về thí nghiệm này thì phản hồi lại nhé, qua thí nghiệm này mà hai nhà khoa học có tên trên có thể chứng minh từ 3 giả thuyết về nguyên tắc nhân đôi của ADN gồm có:
- Nguyên tắc bán bảo toàn.
- Nguyên tắc bảo toàn.
- Nhân đôi theo kiểu phân tán.

Hình minh họa:
350px-DNAreplicationModes.png

Và nhờ vào đồng vị phóng xạ được gắn trên các nu thuộc 2 mạch, mà họ đã chứng minh được ADN được nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo tàn đó.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về tên thí nghiệm theo từ khóa mình đã highlight, hoặc liên hệ tụi mình nhen.

Chúc cậu học tốt !!!

Source image: wiki.
 
Top Bottom