Bài tập nhận biết, tách điều chế trong đề thi đại học các năm

  • Thread starter hocmai.hoahoc
  • Ngày gửi
  • Replies 10
  • Views 14,160

H

hocmai.hoahoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.(KA-07)-Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là
A. NO. B. NO2. C. N2O. D. N2.
2.(KB-07)-Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ
A. NaNO3 và H2SO4 đặc. B. NaNO3 và HCl đặc.
C. NH3 và O2. D. NaNO2 và H2SO4 đặc.
3.(C§-09)-Câu 8 : Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là
A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.
B. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
C. oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại
D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.
4.(KA-07)-Câu 46: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là:
A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al.
5.(CĐ-08)-Câu 48: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn.
6.(KA-09)-Câu 39: Dãy các kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là
A. Mg, Zn, Cu. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cr. D. Ba, Ag, Au.
7.(CĐ-07)-Câu 23: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
A. Fe. B. Na. C. K. D. Ba.
8.(CĐ-07)-Câu 17: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
D. điện phân NaCl nóng chảy.
9.(KB-09)-Câu 37: Thực hiện các thí nghiệm sau :
(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2
(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn
(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3
(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:
A. II, V và VI B. II, III và VI C. I, II và III D. I, IV và V
10.(KB-07)-Câu 28: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. Zn. B. Al. C. giấy quỳ tím. D. BaCO3.
 
Last edited by a moderator:
S

sammytruong

1. D N2.
2. A NaNO3 và H2SO4 đặc.
3. B khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
4. A Na, Ca, Al.
5. C Cu và Ag.
 
D

dethuongkute9x

6.(KA-09)-Câu 39: Dãy các kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là
A. Mg, Zn, Cu. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cr. D. Ba, Ag, Au.
7.(CĐ-07)-Câu 23: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
A. Fe. B. Na. C. K. D. Ba.
8.(CĐ-07)-Câu 17: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
D. điện phân NaCl nóng chảy.
9.(KB-09)-Câu 37: Thực hiện các thí nghiệm sau :
(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2
(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn
(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3
(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:
A. II, V và VI B. II, III và VI C. I, II và III D. I, IV và V
10.(KB-07)-Câu 28: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. Zn. B. Al. C. giấy quỳ tím. D. BaCO3.

6.
B. Fe, Cu, Ag.
7.
A. Fe.
8.
C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
9.
B. II, III và VI
10.
C. giấy quỳ tím.
 
C

cobemongmo95

1.(KA-11)*Câu 52: Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NH3. B. Dung dịch NaCl.
C.Dung dịch NaOH. D. Dung dịch H2SO4 loãng.
2.(KA-11)Câu 47: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyền vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
A. N2 và CO. B. CO2 và O2. C. CH4 và H2O. D.CO2 và CH4.
3.(CĐ-11)*Câu 58: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây?
A. SO2 B. CO2 C. H2S D. NH3
 
K

koizinzin

1.(KA-11)*Câu 52: Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NH3. B. Dung dịch NaCl.
C.Dung dịch NaOH. D. Dung dịch H2SO4 loãng.

Để khử không khí nhiễm độc bởi clo, ta dùng dung dịch NH3.
2NH3+3Cl2 => N2+ 6HCl.
NH3 + HCl => NH4Cl.
 
K

koizinzin

2.(KA-11)Câu 47: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyền vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
A. N2 và CO. B. CO2 và O2. C. CH4 và H2O. D.CO2 và CH4.

Đáp án D.CO2 và CH4
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất nóng lên.
Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.

Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển.
 
K

koizinzin

3.(CĐ-11)*Câu 58: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây?
A. SO2 B. CO2 C. H2S D. NH3

H2S + Pb(NO3)2 => PbS + 2 HNO3.
( Câu này không chắc lắm vì khí thải nhà máy thường chứa nhiều SO2)
 
S

sammytruong

Câu 1: Có 3 dung dịch hỗn hợp X (NaHCO3 và Na2CO3); Y (NaHCO3 và Na2SO4); Z (Na2CO3 và Na2SO4). Chỉ dùng thêm 2 dung dịch nào dưới đây để nhận biết được 3 dung dịch trên?
A. NaOH và NaCl. B. NH3 và NH4Cl.
C. HCl và NaCl. D. HNO3 và Ba(NO3)2.
Câu 2: Có thể phân biệt amin bậc 1 với amin bậc 2 và 3 bằng
A. CuO, tO. B. dd Br2. C. dd KMnO4. D. NaNO2, HCl, tO.
Câu 3: Để phân biệt O2 và O3 có thể dùng
A. Que đóm đang cháy. B. Hồ tinh bột.
C. Dung dịch KI có hồ tinh bột. D. Dung dịch KBr có hồ tinh bột.
Câu 4: Chỉ dùng phenolphtalein có thể phân biệt được 3 dung dịch trong dãy nào sau đây?
A. KOH, NaCl, H2SO4. B. KOH, NaCl, K2SO4.
C. KOH, NaOH, H2SO4. D. KOH, HCl, H2SO4.
Câu 5: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch sau: HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận được 4 dung dịch trên?
A. quỳ tím. B.dd NaOH. C. dd NaCl. D. dd KNO3.
 
Top Bottom