Bài tập lý trong đề thi thử ĐH

T

taix1995

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

#1:Trong thí nghiệm Young,hai khe được chiếu bằng nguồn sáng gồm hai bức xạ lamda 1 = 450nm và lamda 2 = 600nm.Trên màn giao thoa, trong khoảng giữa vân sáng bậc 5 của bức xạ này và vân sáng bậc 5 của bức xạ kia (ở khác phía so với vân trung tâm) còn có bao nhiêu vân sáng khác:
A.16 B.8 C.11 D.19
#2: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà x1= Acos(ωt - 2π/3) và x2= Acos(ωt + 5π/6) là dao động có pha ban đầu bằng:
A.pi/12 .B.-pi/12 C.Pi/4 D.-11pi/12
#3:Đặt điện áp u=220căn2cos(100pit +pi/3)V vào 2 đầu đoạn mạch R L C mắc nỗi tiếp theo đúng thứ tự đó.L = 2/3pi H.Biết rằng khi thay đổi giá trị của biến trở R, điện áp 2 đầu đoạn mạch RL không dổi.Điện dung của tụ là
A.75/pi F B.75/pi micro F C.150/pi F D. 150/pi Micro F
#4:Trong thí nghiệm Young, a=1.5mm và D = 1.2m đc chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có lamda.Trên màn giao thoa, khoảng cách giữa vân sáng bậc nhất và vân sáng bậc bốn là 2.04mm.Giá trị lamda
A.425nm B.850nm C.510nm D.637,5nm(câu này mình làm ra 2 kết quả cùng phía và khác phía)
#5:Trong thí nghiệm Young,a=1mm, D = 2m. Chiếu đồng thời lamda1 = 0.6 micro mét và lamda 2.Trong khoảng L = 2.4cm trên màn đếm được 33 vân sáng, trong đó 5 vân sáng là kết quả trùng nhau của 2 hệ vân.Tính lamda 2 biết trong 5 vân sáng trùng nhau nằm ở ngoài cùng của trường giao thoa.
A 0.65 B0.55 C0.45 D0.75 (đv Micro mét)
#6 #7 #8 #9 #10 update liên tục
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm và giải giúp mình.
Chúc các bạn ôn tập thật tốt, thi thật thành công và đạt kết quả như mong muốn.
Thân mến!
 
Last edited by a moderator:
F

forever_aloner_95

bài 3/ bạn tính được Zl = 200/3 mà Uam không thay đổi khi thay R do đó có Zc=2Zl = 400/3 => đáp án B
 
M

makumata

2)đáp án d.câu này bạn dùng máy tính tính cho nhanh.vì biên độ đều bằng nhau nên bạn cho giá trị nào cũng dc.miễn chúng bằng nhau là dc
 
L

linh110

Câu 1 : Bên phía tính tới bức xạ thứ 5 của lamda 1 có 4 vân lamda1 và 3 vân lamda 2
=> tổng 7 vân -1 vân trùng=6
Bên phía tính tới bức xạ thứ 5 của lamda 2 có 4 vân của lamda 2 và 6 vân của lamda 1
=> tong là 10 -1 vân trùng =9
=> tổng cộng 9+6+1 vân trung tâm =16
 
T

taix1995

Mình đã update thêm 2 câu ánh sáng #4,#5 mong các bạn giúp đở.
 
Last edited by a moderator:
M

makumata

#1:Trong thí nghiệm Young,hai khe được chiếu bằng nguồn sáng gồm hai bức xạ lamda 1 = 450nm và lamda 2 = 600nm.Trên màn giao thoa, trong khoảng giữa vân sáng bậc 5 của bức xạ này và vân sáng bậc 5 của bức xạ kia (ở khác phía so với vân trung tâm) còn có bao nhiêu vân sáng khác:
A.16 B.8 C.11 D.19
#2: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà x1= Acos(ωt - 2π/3) và x2= Acos(ωt + 5π/6) là dao động có pha ban đầu bằng:
A.pi/12 .B.-pi/12 C.Pi/4 D.-11pi/12
#3:Đặt điện áp u=220căn2cos(100pit +pi/3)V vào 2 đầu đoạn mạch R L C mắc nỗi tiếp theo đúng thứ tự đó.L = 2/3pi H.Biết rằng khi thay đổi giá trị của biến trở R, điện áp 2 đầu đoạn mạch RL không dổi.Điện dung của tụ là
A.75/pi F B.75/pi micro F C.150/pi F D. 150/pi Micro F
#4:Trong thí nghiệm Young, a=1.5mm và D = 1.2m đc chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có lamda.Trên màn giao thoa, khoảng cách giữa vân sáng bậc nhất và vân sáng bậc bốn là 2.04mm.Giá trị lamda
A.425nm B.850nm C.510nm D.637,5nm(câu này mình làm ra 2 kết quả cùng phía và khác phía)
#5:Trong thí nghiệm Young,a=1mm, D = 2m. Chiếu đồng thời lamda1 = 0.6 micro mét và lamda 2.Trong khoảng L = 2.4cm trên màn đếm được 33 vân sáng, trong đó 5 vân sáng là kết quả trùng nhau của 2 hệ vân.Tính lamda 2 biết trong 5 vân sáng trùng nhau nằm ở ngoài cùng của trường giao thoa.
A 0.65 B0.55 C0.45 D0.75 (đv Micro mét)
#6 #7 #8 #9 #10 update liên tục
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm và giải giúp mình.
Chúc các bạn ôn tập thật tốt, thi thật thành công và đạt kết quả như mong muốn.
Thân mến!
4) 3i=2,04=>i=0,68=>lamda=850nm
5)i1=1,2=>N1=21
thực tế có 38 vân =>N2=17=>i2=1,5=>lamda2=0,75
 
T

taix1995

4) 3i=2,04=>i=0,68=>lamda=850nm
5)i1=1,2=>N1=21
thực tế có 38 vân =>N2=17=>i2=1,5=>lamda2=0,75
#5:Thế còn giả thuyết này thì sao hã bạn"biết trong 5 vân sáng trùng nhau nằm ở ngoài cùng của trường giao thoa" mình cũng ra lamda 2 = 7,05x10^-7 nhưng lại không đụng đến cái giả thuyết đề cho nên còn nghi ngờ
Ơ mà sao bạn tính ra i2 nó đẹp số thế.Mình tính gần giống đáp án thôi @@
#4:Mình thấy có 2 trường hợp là cùng phía và khác phía mà...ra 2 đáp án luôn.
 
Last edited by a moderator:
M

makumata

Thế còn giả thuyết này thì sao hã bạn"biết trong 5 vân sáng trùng nhau nằm ở ngoài cùng của trường giao thoa" mình cũng ra lamda 2 = 7,05x10^-7 nhưng lại không đụng đến cái giả thuyết đề cho nên còn nghi ngờ
Ơ mà sao bạn tính ra i2 nó đẹp số thế.Mình tính gần giống đáp án thôi @@
bạn tính gần đúng thì chắc cách giải của bạn có vấn đề
mình giải thích nhé:vì nếu k phải 2 vân sáng nằm ngoài cùng thì mình phải xét hai trường hợp tại hai vân ngoài cùng.những bài như thế thì họ sẽ cho cậu thêm dữ kiện nhé
 
M

makumata

câu 4) đề k ns rõ thì bạn chọn đáp án nào cũng đúng.đây là do lỗi của ng ra đề nhé
 
T

taix1995

bạn tính gần đúng thì chắc cách giải của bạn có vấn đề
mình giải thích nhé:vì nếu k phải 2 vân sáng nằm ngoài cùng thì mình phải xét hai trường hợp tại hai vân ngoài cùng.những bài như thế thì họ sẽ cho cậu thêm dữ kiện nhé

Bây giờ mình ra đáp số chuẩn rồi.
Còn cái giả thuyết ấy bạn giải thích mình vẫn chưa hiểu rõ mà 2 trường hợp gì vậy bạn có thể nói rõ hơn chút không.
 
M

makumata

thế này nhé.giả sử 2 đầu trường giao thoa là A,B
bạn phai xem tại A lamda1 và lamda2 cho vân sáng hay tối
tại B cũng tương tự
như vậy thì bạn mới tính dc số vân sáng của 2 lamda
 
T

taix1995

thế này nhé.giả sử 2 đầu trường giao thoa là A,B
bạn phai xem tại A lamda1 và lamda2 cho vân sáng hay tối
tại B cũng tương tự
như vậy thì bạn mới tính dc số vân sáng của 2 lamda

234U92 ->anpha + 230Th90 tỏa năng lương 14Mev.năng lương lk riêng hat anpha là 7.1Mev/nuclon,của hạt U là 7.63 Mev/nuckin.tính năng lương lk của hat Th
A8.5 B7.2 C7.5 D7.7 (đv MeV)
Cái này sao mình áp dụng công thức mà nó không ra híc
 
M

makumata

234U92 ->anpha + 230Th90 tỏa năng lương 14Mev.năng lương lk riêng hat anpha là 7.1Mev/nuclon,của hạt U là 7.63 Mev/nuckin.tính năng lương lk của hat Th
A8.5 B7.2 C7.5 D7.7 (đv MeV)
Cái này sao mình áp dụng công thức mà nó không ra híc
d.án D.bạn áp dụng công thức nào.nói mình xem.................................
 
Q

quagiangsinh

Câu 1 : Bên phía tính tới bức xạ thứ 5 của lamda 1 có 4 vân lamda1 và 3 vân lamda 2
=> tổng 7 vân -1 vân trùng=6
Bên phía tính tới bức xạ thứ 5 của lamda 2 có 4 vân của lamda 2 và 6 vân của lamda 1
=> tong là 10 -1 vân trùng =9
=> tổng cộng 9+6+1 vân trung tâm =16

số vân sáng tính như thế nào vậy ? :-B:-B:-B:-B:-B:-B
 
F

forever_aloner_95

d.án D.bạn áp dụng công thức nào.nói mình xem.................................
ké xí hỉ ;
bạn gì đó ơi bạn ghi đề xót á ; cái ni là tính NL liên kết riêng nhé
Mình gợi ý luôn nhé ; bạn có NLLKR (năng lượng liên kết riêng ) của anfa ; Urani ; bạn tính được NL liên kết của các hạt đó ;
delta E P/ứng = tổng NLLK sau - tổng NLLK đầu => NLLK Th = 1771,02 MeV/C^2 =>
NLLKR = 7,7 MeV/C^2 nhé !
 
T

taix1995

ké xí hỉ ;
bạn gì đó ơi bạn ghi đề xót á ; cái ni là tính NL liên kết riêng nhé
Mình gợi ý luôn nhé ; bạn có NLLKR (năng lượng liên kết riêng ) của anfa ; Urani ; bạn tính được NL liên kết của các hạt đó ;
delta E P/ứng = tổng NLLK sau - tổng NLLK đầu => NLLK Th = 1771,02 MeV/C^2 =>
NLLKR = 7,7 MeV/C^2 nhé !

Thank bạn....Chắc đề sai mà thầy mình quên sửa...
P/s:Hình như bạn người Hội An phải không... do mình thấy cái avatar bạn quen quen...trong list bạn bè facebook :p
 
T

taix1995

#1:Chỉ một nguyên tử Hidro đang ở trạng thái kích thích thứ 3 thì sau đó phát ra tối đa bao nhiêu phô tôn
#2:Khối khí Hidro đang ở trạng thái kích thích thứ 3 thì sau đó phát ra tối đa bao nhiêu phô tôn
 
Top Bottom