bài tập Lý thuyết

C

canhcutndk16a.

@@ mấy cái này có hết trong sgk mà bạn, nói chung là sơ sơ thế này:
- cấu trúc hoá học: cấu tạo từ các ngtố chính như: C,H,O,N,P,...; gồm 4 đơn phân ( bazơ nitơ) là A T G X ( mỗi bazơ nitơ gồm: 1 Đeoxiribozơ + 1 axxit photphoric + 1 bazơ nitric),...
- cấu trức không gian: gồm 2 mạch xoắn song song ngược chiều nhau từ trái qua phải theo 1 trục cố định :p
( xem lại trong sgk lớp 10 ấy)
 
C

cobetocngan_9x_bg

@@ mấy cái này có hết trong sgk mà bạn, nói chung là sơ sơ thế này:
- cấu trúc hoá học: cấu tạo từ các ngtố chính như: C,H,O,N,P,...; gồm 4 đơn phân ( bazơ nitơ) là A T G X ( mỗi bazơ nitơ gồm: 1 Đeoxiribozơ + 1 axxit photphoric + 1 bazơ nitric),...
- cấu trức không gian: gồm 2 mạch xoắn song song ngược chiều nhau từ trái qua phải theo 1 trục cố định :p
( xem lại trong sgk lớp 10 ấy)


mình không nhớ lém .Nhưng hình chack là như này"
cấu trúc hoá học của ADN:
là 1 polime cao phân tử có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các nucleotit
cấu tạo 1 nucleotit : _ 1 phân tử đường 5C ( C5H10O4) đường deoxiribozo
_ 1 phân tử H3PO4 ( nhóm photphat PO4- )
_ 1 trong 4 loại bazo nito A,T,G,X
các nu liên kết với nhau = lien kết hoá trị ( liên kết đường & axit . liên kết photphodieste) tạo chuỗi polinu

cấu truc không gian:
ADN là một chuỗi xoắn kép theo chiều từ phải => trái( gọi là xoắn phải)quanh 1 trục tưởng tượng giống 1 cầu thang xoắn. tay thang là phân tử đường xen kẽ axit, bậc thang là các bazo nito ở phia trong nằm đối diện liên kết vơi nhàu = liênkeets hidro.
A_T 2 liên kết, G-X 3 liên kết .
1 chu ki` xoắn gom` 10 cặp nu. cao 34 A0
đường kính vong xoan 20 A0
khoi luong 1 nu =300 dvC


noi chung la chi co nhung y' chinh' do'.. co' ji` thì ban xem sach them

Chú ý: hạn chế dùng chữ teen
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

canhcut bi nham vài chỗ nè:
mình không nhớ lém .Nhưng hình chack là như này"
cấu trúc hoá học của ADN:
là 1 polime cao phân tử có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các nucleotit
cấu tạo 1 nucleotit : _ 1 phân tử đường 5C ( C5H10O4) đường deoxiribozo
_ 1 phân tử H3PO4 ( nhóm photphat PO4- )
_ 1 trong 4 loại bazo nito A,T,G,X
các nu liên kết với nhau = lien kết hoá trị ( liên kết đường & axit . liên kết photphodieste) tạo chuỗi polinu

cấu truc không gian:
ADN là một chuỗi xoắn kép theo chiều từ phải => trái( gọi là xoắn phải)quanh 1 trục tưởng tượng giống 1 cầu thang xoắn. tay thang là phân tử đường xen kẽ axit, bậc thang là các bazo nito ở phia trong nằm đối diện liên kết vơi nhàu = liênkeets hidro.
A_T 2 liên kết, G-X 3 liên kết .
1 chu ki` xoắn gom` 10 cặp nu. cao 34 A0
đường kính vong xoan 20 A0
khoi luong 1 nu =300 dvC


noi chung la chi co nhung y' chinh' do'.. co' ji` thì ban xem sach them

Chú ý: hạn chế dùng chữ teen

anh thấy canhcutndk16a ko nhầm chỗ nào cả,chẳng qua là em ấy chỉ muốn khái quát sơ qua mà thôi ;))

Vấn đề cấu trúc của ADN là 1 nội dung rất quan trọng,bắt buộc em phải nắm vững.Sau đây anh tổng kết lại cho em những phạm vi kiến thức cơ bản sau:

1.Cấu trúc hóa học:
-ADN là đại phân tử acid hữu cơ,chứa các nguyên tố C,H,O,N và P
-ADN cấu tạo theo Nguyên tắc đa phân gồm hàng vạn hàng triệu đơn phân nucleotit
+Mỗi nu có phân tử lượng trung bình là 300 dvC và gồm 3 thành phần: 1 phân tử đường deoxyriboz,1 H3PO4 và 1 bazo nitric
+có 4 loại bazow nitric chia làm 2 nhóm: andenine(A) và Guanine(G) có kích thước lớn(Purines) ,Thymine (T) và Cytozine(C) (pyrimidines) tham gia tạo ra 4 loại bazo nitric tương ứng


2.cấu trúc không gian


Việc xác định cấu trúc của một phân tử phức tạp và quan trọng như ADN đã trở thành một thách thức lớn đối với nhiều nhà khoa học. Trong năm 1950 hầu như người ta chưa biết gì về sự sắp xếp trong không gian của các nguyên tử trong phân tử ADN cũng như là không biết làm thế nào phân tử nầy có thể chứa đựng thông tin cần thiết để tự nhân đôi và điều khiển các chức năng của tế bào. Vào khoảng thời gian nầy nhiều nhà khoa học bắt đầu ứng dụng kỹ thuật phân tích sự nhiễu xạ tia X để nghiên cứu ADN. Nổi bật trong số đó là R. Franklin và M. H. F. Wilkins (Ðại học King, Anh quốc). Họ đã thành công trong việc tạo ra những mẫu nhiễu xạ tia X sắc nét hơn những mẫu đã có từ trước. F. H. C. Crick (Ðại học Cambridge) dùng phương pháp toán học để phân tích các ảnh nhiễu xạ ADN (của Franklin và Wilkins) đã cho thấy tinh thể ADN phải là một xoắn với 3 chu kỳ chính có lặp lại là 0,34 nm ; 2,0 nm và 3,4 nm.

Từ những gì đã biết về thành phần hóa học của ADN, những thông tin về nghiên cứu sự nhiễu xạ tia X của ADN, về khoảng cách chính xác giữa các nguyên tử liên kết nhau trong phân tử, các góc giữa các liên kết và kích thước của các nguyên tử, J. D. Watson và F. H. C. Crick (Ðại học Cambridge) quyết tâm xây dựng một mô hình cấu trúc của phân tử ADN. Họ xây dựng mô hình theo tỉ lệ của các thành phần cấu tạo ADN rồi tìm cách lắp đặt chúng với nhau sao cho phù hợp với các kết quả thu được từ tất cả các nghiên cứu trên.

Họ xác định được chu kỳ 0,34 nm tương ứng với khoảng cách giữa 2 nucleotid kế tiếp nhau trong sợi ADN, chu kỳ 2,0 nm là chiều rộng của xoắn và chu kỳ 3,4 nm là khoảng cách giữa các xoắn trong sợi. Vì 3,4 nm bằng 10 lần khoảng cách giữa 2 nucleotid kế tiếp nhau nên mỗi xoắn có 10 cặp nucleotid.

Trên những dữ liệu về nhiễu xạ tia X, Watson và Crick tính toán thấy rằng một sợi nucleotid quấn xoắn, chiều rộng của xoắn là 2,0 nm và mỗi xoắn dài 3,4 nm thì sợi có tỉ trọng bằng 1/2 tỉ trọng của ADN. Do vậy ADN phải gồm 2 sợi nucleotid hơn là một sợi. Họ sắp xếp lại mô hình tỉ lệ và sau cùng mô hình phù hợp với tất cả những dữ liệu được tìm ra là: phân tử ADN gồm 2 sợi nucleotid quấn theo 2 hướng ngược nhau quanh một trục giả định có đường kính chính xác, các baz purin và pyrimidin hướng về phía trong của trục. Theo cách nầy các liên kết hydro giữa các baz trên hai sợi quấn ngược chiều nhau mới đủ sức giữ 2 sợi ở trạng thái xoắn. Nói cách khác, khi phân tử ADN mở xoắn thì giống như một cái thang, 2 trụ thang tương đương với 2 sợi gồm đường và nhóm phosphat xen kẻ nhau còn các thanh ngang là các cặp baz liên kết nhau bằng cầu nối hydro
 
Top Bottom