Vật lí Bài tập lý 10 (khó)

nguyenhunglx81@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng bảy 2017
131
26
11
18
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1:một ròng rọc bán kính R, khối lượng M. Trên ròng rọc có quấn một sợi dây một đầu treo một vật nặng khối lượng m. Hãy tính:
a. Gia tốc rơi của vậy nặng.
b. Sức căng T của dây.
c. Vận tốc của vậy khi nó rơi được một đoạn.

câu 2: tìm mô men quán tính của Trái Đất với trực quay qua tâm của nó nếu bán kính Trái Đất là R và khối lượng riêng trung bình là p.

câu 3: một hệ gồm một ròng rọc đồng chất khối lượng m, bán kính R quay quanh trục O nằm ngang và hai khối m1 và m2 (m1 > m2) treo vào sợi dây vắt qua ròng rọc. Giả sử dây không trượt trên ròng rọc và mô men quán tính của ròng rọc đối với trục quay là I. Tính:
a. Gia tốc của các vật.
b. Sức căng T1 và T2 của dây treo.

câu 4: có 8g khí oxy hỗn hợp với 22g khí cacbonic. Xác định khối lượng của 1 kmol hỗn hợp đó.

câu 5: một máy nhiệt lý tưởng làm việc theo chu trình Cacnot có nguồn nóng ở nhiệt độ 1170 C, nguồn lạnh ở nhiệt độ 270 C. Máy nhận của nguồn nóng một nhiệt lượng 6300J/s.
a. Hiệu suất của máy
b. Năng lượng nhả cho nguồn lạnh trong 1s.
c. Công suất của máy.

câu 6: có hai bình chứa hai khí khác nhau thông với nhau bằng một ống thủy tinh có khóa. Thể tích của bình thứ nhất là 2 lít, bình thứ hai là 3 lít. Lúc đầu ta đóng khóa, áp suất hai bình lần lượt là 1at và 3at. Sau đó mở khóa nhẹ nhàng để hai bình thông nhau sao cho nhiệt độ khí vẫn không thay đổi. Tính áp suất của chất khí trong hai bình khi thông nhau.

câu 7: một vật khối lượng m = 5,0 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bằng một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Góc nghiêng \alpha = 300 (H.1) Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng; lấy g = 10m/s2 . Xác định lực căng dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng.

câu 8: một chiếc đèn có trọng lượng P = 40N được treo vào tường nhờ một sợi dây xích. Muốn cho đèn ở xa tường người ta dùng một thanh chống nằm ngang, một đầu tì vào tường còn đầu kia vào điểm B của dây xích (H.2). Bỏ qua trọng lượng của thanh chống, dây xích và ma sát ở chỗ thanh tiếp xúc với tường. Cho biết dây xích hợp với tường một góc 450 .
a) Tính lực căng của các đoạn xích BC và AB.
b) Tính phản lực Q của tường lên thanh.
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
câu 8: một chiếc đèn có trọng lượng P = 40N được treo vào tường nhờ một sợi dây xích. Muốn cho đèn ở xa tường người ta dùng một thanh chống nằm ngang, một đầu tì vào tường còn đầu kia vào điểm B của dây xích (H.2). Bỏ qua trọng lượng của thanh chống, dây xích và ma sát ở chỗ thanh tiếp xúc với tường. Cho biết dây xích hợp với tường một góc 450 .
a) Tính lực căng của các đoạn xích BC và AB.
b) Tính phản lực Q của tường lên thanh.
lý 10 bạn ơi lần sau chú ý tên tiêu đề
hình thì nếu cần mik vẽ nha
bạn vẽ lực đối của thanh là phản lực Q'
lực đối của dây là T'
xét hình thì thấy lực Q vuông góc P
và T' hợp vs P 1 góc =45
=> [tex]tan45.P=Q'[/tex] phản lực của thanh
độ căng dây
[tex]cos45=\frac{P}{T}[/tex]=> T
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
câu 7: một vật khối lượng m = 5,0 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bằng một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Góc nghiêng \alpha = 300 (H.1) Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng; lấy g = 10m/s2 . Xác định lực căng dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng.
cái này thì nếu cần hình mik gửi nha
bạn phân tích trọng lực theo hệ song song vs mpn vs hướng xuống dưới ngc vs T là Px
còn vuông góc mpn là Py
đinh luật 2 niu tơn ta có
[tex]\overrightarrow{T}+\overrightarrow{Px}+\overrightarrow{N}=ma=0[/tex](do vật đứng yên )
xét theo hệ xOy
=> theo Oy N-Py=0=> N=Py=P.cos30
Px=P.cos60
xét theo Ox
T-Px=0 ( Px ngc chiều trục Ox đag xét )
=> T=Px
 

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
cái này thì nếu cần hình mik gửi nha
bạn phân tích trọng lực theo hệ song song vs mpn vs hướng xuống dưới ngc vs T là Px
còn vuông góc mpn là Py
đinh luật 2 niu tơn ta có
[tex]\overrightarrow{T}+\overrightarrow{Px}+\overrightarrow{N}=ma=0[/tex](do vật đứng yên )
xét theo hệ xOy
=> theo Oy N-Py=0=> N=Py=P.cos30
Px=P.cos60
xét theo Ox
T-Px=0 ( Px ngc chiều trục Ox đag xét )
=> T=Px
giải tán!!!! Cho ae xl vì vụ này
 
Top Bottom