Bài tập lí 10 chương I, II

N

nguyenhuutinh321

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Một học sinh đẩy tạ. Quả tạ rời tay tại ví trí có độ cao h=2m so với mặt đất, với vận tốc đầu Vo= 7.5 m/s và góc đẩy ( hợp bởi vectơ vận tốc đầu véc tơ Vo và phương ngang ) là góc = 45 độ. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g= 9.8m/s^2. Thành tích đẩy tạ của học sinh này ( tầm bay xa của tạ )
Bài 2: Hai quả cầu đồng chất, có bán kính bằng nhau, lúc đầu áp sát nhau. Sau đó một quả cầu đứng yên, một quả tịnh tiến theo đường nối tâm một đoạn bằng bán kính mỗi quả. Lực hấp dẫn giữa hai quả lúc đó so với lúc ban đầu giảm bao nhiêu lần.
Bài 3: Một người tác dụng một lực có độ lớn 600 N lên một lò xo thì lò xo bị nén một đoạn 0.8cm. Nếu muốn lò xo bị giãn một đoạn 0.34 cm thì người đó phải tác dụng lên lò xo một lực có độ lớn bằng bao nhiêu?
Bài 4: Một vật có khối lượng 1kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển động tới vị trí các tâm trái đất 2R ( R là bán kính trái đất ) thì trọng lượng của vật là bao nhiêu?
Bài 5: Một lò xo có độ cứng K, chiều dài tự nhiên lo, l đầu giữ cố định là A, đầu kia gắn vào quả cầu khối lượng m có thể trượt không ma sát trên thanh nằm ngang. Thanh quay đều với vận tốc góc w xung quanh trục ( A ) thẳng đứng. Tính độ giãn của lò xo khi lo=20 cm; w= 20 pi*rad/s; m = 10g; k = 200 N/m
 
Last edited by a moderator:
G

goodgirla1city

Bài 3: Một người tác dụng một lực có độ lớn 600 N lên một lò xo thì lò xo bị nén một đoạn 0.8cm. Nếu muốn lò xo bị giãn một đoạn 0.34 cm thì người đó phải tác dụng lên lò xo một lực có độ lớn bằng bao nhiêu?

$F=600N=Fdh$; $\large\Delta l_1=0,8cm=0,008m$

=> Độ cứng của lò xo:

$k=\frac{Fdh}{\large\Delta l_1}=\frac{600}{0,008}=75000 (N/m)$ (số to quá)

$\large\Delta l_2 = 0,34 cm= 0,0034 m$

$k=75000(N/m)$

=> $Fdh=k.\large\Delta l_2=75000.0,0034=255 (N)$
 
G

goodgirla1city

Bài 1: Một học sinh đẩy tạ. Quả tạ rời tay tại ví trí có độ cao h=2m so với mặt đất, với vận tốc đầu Vo= 7.5 m/s và góc đẩy ( hợp bởi vectơ vận tốc đầu véc tơ Vo và phương ngang ) là góc = 45 độ. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g= 9.8m/s^2. Thành tích đẩy tạ của học sinh này ( tầm bay xa của tạ )

Giả sử: Khi vật chạm đất tại điểm C
$h=2m$

=> $y_C=-h=-2m$

Mà $y_C=v_0.sin 45^0.t-\frac{gt^2}{2}=-2$

Giải phương trình bậc 2 ra $t=1,4s$

Tầm bay xa của tạ:

$L=v_0.cos 45^0.t (rơi)=7,5.cos 45^0.1,4=3,4 (m)$
 
Top Bottom