Bài tập làm văn số 6

P

peyeu123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình các đề này với.
Đề 1: Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nc càng ngày càng xuân.
Bác hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều j wa 2 dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trg mùa xuân của đất nc lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nc?

Đề 2: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong 1 nc phải thương nhau cùng.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều j wa câu ca dao ấy.

Đề 3:[/B]Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
Đề 4: Dâb gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian ta đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trg cuộc sống.
Đề 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-ni: Học, học nữa, học mãi.
 
S

soup1999

Thất bại là mẹ thành công

@};- Trong cuộc sống ai cũng muốn mình được thành công.Nhưng thực tế là trước khi thành công ai cũng đã từng gặp khó khăn và cũng có thể là thất bại.Vậy nên ông cha ta đã có câu:"Thất bại là mẹ thành công" để răn dạy con cháu đời sau.
Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công.Nói cách văn chương thì thất bại là "mẹ" thành công.Hình ảnh trong câu tục ngữ rất dễ hiểu,nó có liên kết giữa thành công và thất bại,bởi,có thất bại thì mới có thành công.Sự liên kết đó có một ý nghĩa to lớn:thất bại tạo ra thành công.
Vì sao thất bại là "mẹ" thành công? Bởi vì chính sự thất bại đó mới giúp ta nhận ra những kinh nghiệm quý giá cho lần sau.Cũng từ sự thất bại đó ta mới đi tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục,giúp con người ta có thêm động lực để cố gắng,nỗ lực vì "không phải con đường nào cũng trải đầy hoa hồng" cả.Thất bại khiến chúng ta khao khát thành công hơn,càng cố gắng phấn đấu để đạt được ước muốn của mình.Ngay trong thực tể cũng vậy,đã có những người nổi tiếng trên toàn thể giới mà trước đó đã từng thất bại. Lu-i Pat-xơ từng thất bại nhiều lần trước khi tìm ra thuốc chữa bệnh chó dại. Hen-ri Pho từng cháy túi năm lần trước khi thành công.Và còn rất nhiều tấm gương là bằng chứng sống cho những điều tôi vừa nói.
Tóm lại, câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công"là một lời khuyên đúng đắn mà ông bà ta đã để lại.Vậy nên chúng ta cần học tập và luôn cố gắng,không sợ vấp ngã trước cuộc đời để đạt được điều mình muốn chứ không phải lùi bước trước thất bại,như vậy là ta hèn yếu trước cuộc đời.Ngay cả những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta,đôi khi kết quả học tập chưa tốt, nhưng nếu cố gắng thì chắc chắn sẽ thành công.b-(b-(b-(
 
H

heobayby125

bài của mình không giống bài trên nên các bạn nhớ đọc bài của mình

Trong cuộc sống ai cũng muốn mình được thành công.Nhưng thực tế là trước khi thành công ai cũng đã từng gặp khó khăn và cũng có thể là thất bại.Vậy nên ông cha ta đã có câu:"Thất bại là mẹ thành công" để răn dạy con cháu đời sau.

Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Hình ảnh trong câu tục ngữ rất dễ hiểu,nó có liên kết giữa thành công và thất bại,bởi,có thất bại thì mới có thành công.Sự liên kết đó có một ý nghĩa to lớn:thất bại tạo ra thành công.
Vì sao thất bại là "mẹ" thành công? Bởi vì chính sự thất bại đó mới giúp ta rút ra nhiều kinh nghiệm quý giá cho lần sau.Cũng từ sự thất bại đó ta mới đi tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục,giúp con người ta có thêm động lực để cố gắng,nỗ lực vì "không có con đường nào cũng trải đầy hoa hồng".Thất bại khiến chúng ta khao khát thành công hơn,càng cố gắng phấn đấu để đạt được ước muốn của mình.Ngay trong thực tể cũng vậy,đã có những người nổi tiếng trên toàn thể giới mà trước đó đã từng thất bại. Lu-i Pat-xơ từng thất bại nhiều lần trước khi tìm ra thuốc chữa bệnh chó dại. Hen-ri Pho từng cháy túi năm lần trước khi thành công.Và còn rất nhiều tấm gương là bằng chứng sống cho những điều tôi vừa nói.

Tóm lại, câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công"là một lời khuyên đúng đắn mà ông bà ta đã để lại.Vậy nên chúng ta cần học tập và luôn cố gắng, không sợ vấp ngã trước cuộc sống và lạc quan trước cuộc sống để đạt được thành công chứ không phải lùi bước trước sự thất bại,như vậy là ta hèn nhát trước cuộc đời sóng gió của mình. Học sinh chúng ta đôi khi kết quả học tập cũng chưa tốt, nhưng nếu cố gắng thì chắc chắn sẽ thành công.

:D:D/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)
 
Last edited by a moderator:
T

tai_cute_123

jsgf

bài của con soup1999 này tệ thật nhe ;):p:-SS!!!!!!!
Lê Minh Tài (lời nhận xét chân tình nhất)
:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p
;);););););););););););););););););););););););););););););););););););););););););););););););););););););););):)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
 
T

tai_cute_123

cxbb

chẳng qua là lời cảm ơn khích lệ thôi:|:|:|:|:|:|:|
bài viết Zừa ngắn lại zừi chán nữa|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)
thế mà là chuyên văn hả
 
Last edited by a moderator:
C

chaytheobagac_timxaccuaanh

5, Bài làm
Trong cuộc sống này, tất cả mọi thứ đều phải thông qua sự ham mê, tìm hiểu, nhận thức thì nó mới trở thành một định lí, một khái niệm hay nói một cách khác là kiến thức. Từ xưa đến nay, con người qua lao động sản xuất đã tiếp nhận được bao nhiêu điều thú vị trên thế giới. Đó cũng là một cách tích luỹ kiến thức. Chẳng những vậy, những kiến thức được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng rất nhiều hình thức như truyền miệng hay sách vở v.v... Vai trò của việc học tập đã được khẳng định từ xa xưa. Chính vì vậy, Lê-nin, một vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi tiếng. Đó chính là :”Học, học nữa, học mãi”.
Câu nói trên chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học mới có được kiến thức, có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời. Cái “học” ở đây không đơn thuần là tiếp nhận kiến thức khoa học mà nó còn là tiếp nhận kiến thức đạo đức, lí lẽ, biết phân biệt tốt xấu. Nó còn thể hiện cần học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương diện, từ thầy cô đến bạn bè, từ người lớn tới trẻ nhỏ, bất kì ai cũng đều có những ưu điểm. Chúng ta hãy biết tiếp nhận nó hoàn thiện nó để trở thành ưu điểm của riêng ta. Trong cuộc sống, đạo đức giúp ta có thể giao tiếp chan hoà với mọi người, biết sử dụng ngôn từ nhuần nhuyễn, thành thạo, đầy sức gợi cảm để chiếm được tình cảm mọi người xung quanh. Để đạt được điều đó chúng ta cũng cần sự hỗ trợ về kiến thức khoa học, xã hội. Kiến thức này giúp chúng ta có thể vận dụng trong cuộc sống, từ chữa bệnh đến tính toán, từ xây dựng đến làm mộc. Mỗi loại kiến thức đều giúp ta mở rộng hiểu biết về một lĩnh vực riêng. Như kiến thức toán học giúp chúng ta tính toán dễ dàng, kiến thức văn học giúp ta có thể bay bổng, lãng mạn trong những vần thơ câu văn hay uyển chuyển trong cách dùng từ, kiến thức địa lí giúp chúng ta biết thêm về những miền đất mới, con người mới. Còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa với nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Dường như hai loại kiến thức này đều bổ trợ tương xứng cho nhau. Chính vì vậy chúng ta cần tiếp nhận kiến thức trong mọi lúc. Trong mỗi một câu chuyện hay mỗi một lời nói đều ẩn chứa một phần của kiến thức, chúng ta chỉ cần biết hợp những điều mà mắt thấy tai nghe, sự hiểu biết của chúng ta lại thì sẽ có được một khái niệm, một chân lí, một định lí nào đó rồi hãy khắc ghi lại, sẽ có lúc chúng ta cần vận dụng đến. Chính những vốn kiến thức từ bé, tu luyện bồi dưỡng dần cùng thời gian, nó sẽ kết lại thành một khối kiến thức giúp ích cho ta về hiện tại và cả về sau, nó giúp chúng có thể thành đạt trong cuộc sống. Một người nổi tiếng có câu rằng: “Kẻ *** nát không có nghĩa là kẻ kém trí thông minh mà là kẻ không biết học hỏi, tìm tòi, khám phá, và sẽ mãi là kẻ không có tự do vì trước mặt anh ta mãi luôn là một thế giới xa lạ”.Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ được thế nào là học, học nữa, và học mãi. Đó là những dẫn chứng khá rõ nét phần nào đã thấy được ích lợi, mục đích, giá trị của việc học. Trong thời đại khoa học bây giờ thì nhu cầu về học tập là rất cấp thiết. Và để theo kịp xã hội và cách thích nghi với đời sống văn minh thì lại càng cấp thiết hơn. Cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua thì lượng kiến thức lại càng nhiều, do đó chúng ta cần phải luôn luôn học. Đó chính là ý nghĩa của ý thứ hai “học nữa”. Còn “học mãi”. Thế giới kiến thức là rất rộng lớn, để tiếp thu, tìm hiểu được hết mọi kiến thức thì chắc hẳn là không thể, thậm chí cả đời người cũng không xong. “Mãi” ở đây là mãi mãi, là liên tục, không dứt. Câu nói trên của Lê-nin-sử dụng cả biện pháp tăng cấp để thể hiện được giá trị việc học tập. Hơn thế nữa, con người đang sống trong kỉ nguyên mới, bên cạnh những quyền lợi khác thì “học tập” cũng là một quyền lợi, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân, là mục tiêu, yêu cầu mà bất cứ chính quyền nào cũng đặt ra đầu tiên và quan tâm hàng đầu. Và nhiệm vụ của chúng ta là học tập để phục vụ đất nước, vì tương lai của mình gắn liền với tương lai toàn dân tộc nói chung. Một người bác sĩ muốn chữa bệnh cũng phải học tập, kể cả kinh nghiệm lẫn kiến thức. Một người nông dân muốn cày cấy cũng phải học hỏi cách thức từ những người đi trước, có thể là không qua sách vở. Nói cho cùng thì trình độ văn hoá của mỗi con người là rất quan trọng trong cuộc sống và học tập – một lí tưởng cao đẹp lại là nền tảng cho mục tiêu quan trọng ấy. Cuộc sống sẽ luôn thay đổi theo những chiều hướng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn nếu mỗi con người biết học tập một cách đúng đắn. Như Bác Hồ, một con người gắn liền với nền độc lập nước ta và cũng là con người gần gũi với chúng ta nhất cũng khẳng định rằng học tập là nền tảng cho một đất nước hùng mạnh. Tuy vậy, hiện nay vẫn có một số người vẫn chưa thấm thía được ích lợi từ học tập, họ vẫn cho rằng học chỉ là phương tiện của nhiều mục đích khác nhau. Có người cho là vì tiền, có người lại cho là vì chức quyền. Nhưng không, mục đích của việc học tập là đổi mới con người, xã hội bởi kiến thức, khoác lên cho dân tộc, thế giới một bộ áo văn minh, hiện đại mà mỗi chúng ta chính la người được hưởng thành quả ấy.
Thấm hiểu những ý nghĩa sâu sắc trong câu nói nổi tiếng của Lê-nin ấy cũng chính là đã nhận ra được chân lí của học tập. Chúng ta cần biết học hỏi cho đúng, cho phải, biết chọn lựa mà học, hãy biết chắt lọc những gì tinh hoa nhất mà cảm nhận để những tiêu cực sẽ bị thay thế, tinh cầu này sẽ sống trong văn minh, và mỗi chúng ta sẽ là con người lịch sự, là con người có ích cho xã hội hay chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đ
 
D

doizai96

có ai help minh với đề bài là:
quê hương mỗi người chỉ 1
như là chỉ 1 mẹ thôi
quê hương nếu ai ko nhớ
sẽ ko lớn nổi thành người
hãy giai thich y nghia cua bài tho .tu do neu vai tro tac dung cua tinh yeu que huong dat nuoc doi voi cuoc song tam hon cua moi nguoi
 
M

motdieunhonhoi

[Một buổi sáng Chủ nhật cuối năm, tiết trời se lạnh, tôi đang thả hồn theo từng giai điệu của ca khúc Quê hương. Đến đoạn cuối của bài hát có câu: “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”. .. Chợt đứa con trai 8 tuổi của tôi hỏi: “ Mẹ ơi! Tại sao mà quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người hả mẹ?”. Tôi giải thích với con rằng: “Con người ai cũng có quê hương. Quê hương là nơi những đứa con được sinh ra, ở đó có ba mẹ đã vất vả chăm sóc, nuôi nấng những đứa con khôn lớn trưởng thành. Khi lớn lên những đứa con có thể rời xa quê hương, xa bố mẹ để tìm đến một phương trời nào đó để tạo dựng cho mình một cuộc sống mới. Nếu khi đó, đứa con nào mà không nhớ về quê hương, nhớ về nguồn cội thì tâm hồn của người con đó thật nghèo nàn, tức không thể trở thành người tốt được con ạ! Còn về thể xác, con người được nuôi sống bằng vật chất, cơm gạo thì theo năm tháng ai cũng phải lớn lên thôi. Vì vậy quê hương chính là nơi đã nuôi lớn tâm hồn của mỗi con người”. Nghe thế, con tôi lại hỏi tiếp: “Vậy tại sao con được sinh ra ở TP.Hồ Chí Minh mà ba lại nói quê con ở miền Bắc hả mẹ?”. Và tôi lại giải thích cho con: “ À! Miền Bắc là nơi ba mẹ đươc sinh ra và lớn lên con ạ! Ở đó có các ông bà và nhiều người thân khác nữa. Đó là quê hương của ba mẹ, đồng thời cũng là quê hương gốc của con”.

Tôi đã giải thích với con như vậy bằng tất cả khả năng, hiểu biết của mình nhưng tôi cũng không biết mình đã diễn đạt được đầy đủ ý nghĩa câu hỏi của con chưa. Tôi chỉ mong muốn mình sẽ gieo vào lòng con một chút khái niệm về quê hương, nguồn cội.

Ôi! Hai tiếng quê hương nghe thật thân thương, gần gũi nhưng cũng thật diệu vợi làm sao. Ký ức tuổi thơ êm đềm chợt ùa về trong tôi giống như một thước phim quay chậm. Mới đó thôi mà đã gần 20 năm tôi xa quê. Nhớ biết bao những kỷ niệm thời thơ ấu với những buổi chiều thả trâu trên những quả đồi trọc, nằm trên những vạt cỏ may trên đỉnh đồi ngắm mặt trời lặn khuất dần sau dãy núi phía xa xa mà mơ về một phương trời xa tắp. Hoa cỏ may cắm đầy vào quần áo, nhọn hoắt như những mũi chông tí hon. Nhớ những ngày hè nắng cháy, lũ trẻ con chúng tôi rủ nhau lên đồi hái hoa mua về kết thành từng chuỗi vòng hoa đội lên đầu làm giả cô dâu, đồi hoa bạt ngàn một màu tím. Nhớ những buổi chiều một mình vào rừng hái sim, hái nấm bị ong vàng đốt cho sưng húp mắt, gai cào xước cả mặt mày nhưng vẫn không chừa. Nhớ những buổi cắp sách đến trường phải băng qua những ruộng lúa bậc thang đang thì trổ đòng đòng, tiện tay tuốt mấy cái đòng đòng cho vào miệng nhai thấy ngọt lịm làm sao. Nhớ những buổi sáng mùa thu chớm lạnh, một cảm giác ngây ngất bởi mùi thơm của nếp nương với mùi thơm của lúa mới… Và còn nhiều lắm những kỷ niệm của tuổi thơ tôi.

Cứ như vậy, một năm có bốn mùa trôi đi đều gắn liền với những kỷ niệm của thời thơ ấu. Rồi tôi cũng lớn lên, rời xa quê hương để tìm đến một miền đất mới, tạo cho mình một cuộc sống mới. Hành trang theo tôi là những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ sẽ mãi mãi không bao giờ mờ nhạt. Quê hương đối với tôi như một thánh địa và thật thiêng liêng. Vậy mà có những lúc tôi chợt nghĩ: Nếu sau này bố mẹ tôi khuất bóng đi rồi, tôi có còn được về quê không nhỉ? Nếu có về thì cũng chỉ ở được một vài ngày thôi chứ có nhà đâu nữa để mà về lâu được. Anh em thì người nào phận nấy. Lúc còn nhỏ, sống cùng với cha mẹ thì anh em thương nhau như thể chân tay. Lớn lên rồi, anh em mỗi người một ngả. Kẻ ở Nam, người ở Bắc và đều có một cuộc sống riêng với gia đình nhỏ của mình nhưng lúc cha mẹ còn sống, vào những dịp Tết Nguyên đán, ngày lễ, anh chị em lại trở về sum vầy bên nhau trong cảnh đầm ấm của một đại gia đình cùng cha mẹ. Khi cha mẹ mất rồi, đại gia đình như một tổ chim với những con chim đã đủ lông, đủ cánh bay đi khỏi tổ và chỉ biết lo cho tổ ấm riêng của mình. Vì vậy, những lo toan cơm áo, gạo tiền sẽ đè lên đôi vai của mỗi người nên có lẽ trong thâm tâm, chẳng ai muốn làm phiền ai cả. Về ít ngày thì được chứ ở nhiều ngày sẽ có cảm giác hụt hẫng thế nào ấy. Dẫu biết đó là quy luật của cuộc sống nhưng sao tôi vẫn cảm thấy lòng hơi trĩu nặng. Nhớ quá quê hương ơi!



Một buổi sáng Chủ nhật cuối năm, tiết trời se lạnh, tôi đang thả hồn theo từng giai điệu của ca khúc Quê hương. Đến đoạn cuối của bài hát có câu: “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”. Chợt đứa con trai 8 tuổi của tôi hỏi: “ Mẹ ơi! Tại sao mà quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người hả mẹ?”. Tôi giải thích với con rằng: “Con người ai cũng có quê hương. Quê hương là nơi những đứa con được sinh ra, ở đó có ba mẹ đã vất vả chăm sóc, nuôi nấng những đứa con khôn lớn trưởng thành. Khi lớn lên những đứa con có thể rời xa quê hương, xa bố mẹ để tìm đến một phương trời nào đó để tạo dựng cho mình một cuộc sống mới. Nếu khi đó, đứa con nào mà không nhớ về quê hương, nhớ về nguồn cội thì tâm hồn của người con đó thật nghèo nàn, tức không thể trở thành người tốt được con ạ! Còn về thể xác, con người được nuôi sống bằng vật chất, cơm gạo thì theo năm tháng ai cũng phải lớn lên thôi. Vì vậy quê hương chính là nơi đã nuôi lớn tâm hồn của mỗi con người”. Nghe thế, con tôi lại hỏi tiếp: “Vậy tại sao con được sinh ra ở TP.Hồ Chí Minh mà ba lại nói quê con ở miền Bắc hả mẹ?”. Và tôi lại giải thích cho con: “ À! Miền Bắc là nơi ba mẹ đươc sinh ra và lớn lên con ạ! Ở đó có các ông bà và nhiều người thân khác nữa. Đó là quê hương của ba mẹ, đồng thời cũng là quê hương gốc của con”.

Tôi đã giải thích với con như vậy bằng tất cả khả năng, hiểu biết của mình nhưng tôi cũng không biết mình đã diễn đạt được đầy đủ ý nghĩa câu hỏi của con chưa. Tôi chỉ mong muốn mình sẽ gieo vào lòng con một chút khái niệm về quê hương, nguồn cội.

Ôi! Hai tiếng quê hương nghe thật thân thương, gần gũi nhưng cũng thật diệu vợi làm sao. Ký ức tuổi thơ êm đềm chợt ùa về trong tôi giống như một thước phim quay chậm. Mới đó thôi mà đã gần 20 năm tôi xa quê. Nhớ biết bao những kỷ niệm thời thơ ấu với những buổi chiều thả trâu trên những quả đồi trọc, nằm trên những vạt cỏ may trên đỉnh đồi ngắm mặt trời lặn khuất dần sau dãy núi phía xa xa mà mơ về một phương trời xa tắp. Hoa cỏ may cắm đầy vào quần áo, nhọn hoắt như những mũi chông tí hon. Nhớ những ngày hè nắng cháy, lũ trẻ con chúng tôi rủ nhau lên đồi hái hoa mua về kết thành từng chuỗi vòng hoa đội lên đầu làm giả cô dâu, đồi hoa bạt ngàn một màu tím. Nhớ những buổi chiều một mình vào rừng hái sim, hái nấm bị ong vàng đốt cho sưng húp mắt, gai cào xước cả mặt mày nhưng vẫn không chừa. Nhớ những buổi cắp sách đến trường phải băng qua những ruộng lúa bậc thang đang thì trổ đòng đòng, tiện tay tuốt mấy cái đòng đòng cho vào miệng nhai thấy ngọt lịm làm sao. Nhớ những buổi sáng mùa thu chớm lạnh, một cảm giác ngây ngất bởi mùi thơm của nếp nương với mùi thơm của lúa mới… Và còn nhiều lắm những kỷ niệm của tuổi thơ tôi.

Cứ như vậy, một năm có bốn mùa trôi đi đều gắn liền với những kỷ niệm của thời thơ ấu. Rồi tôi cũng lớn lên, rời xa quê hương để tìm đến một miền đất mới, tạo cho mình một cuộc sống mới. Hành trang theo tôi là những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ sẽ mãi mãi không bao giờ mờ nhạt. Quê hương đối với tôi như một thánh địa và thật thiêng liêng. Vậy mà có những lúc tôi chợt nghĩ: Nếu sau này bố mẹ tôi khuất bóng đi rồi, tôi có còn được về quê không nhỉ? Nếu có về thì cũng chỉ ở được một vài ngày thôi chứ có nhà đâu nữa để mà về lâu được. Anh em thì người nào phận nấy. Lúc còn nhỏ, sống cùng với cha mẹ thì anh em thương nhau như thể chân tay. Lớn lên rồi, anh em mỗi người một ngả. Kẻ ở Nam, người ở Bắc và đều có một cuộc sống riêng với gia đình nhỏ của mình nhưng lúc cha mẹ còn sống, vào những dịp Tết Nguyên đán, ngày lễ, anh chị em lại trở về sum vầy bên nhau trong cảnh đầm ấm của một đại gia đình cùng cha mẹ. Khi cha mẹ mất rồi, đại gia đình như một tổ chim với những con chim đã đủ lông, đủ cánh bay đi khỏi tổ và chỉ biết lo cho tổ ấm riêng của mình. Vì vậy, những lo toan cơm áo, gạo tiền sẽ đè lên đôi vai của mỗi người nên có lẽ trong thâm tâm, chẳng ai muốn làm phiền ai cả. Về ít ngày thì được chứ ở nhiều ngày sẽ có cảm giác hụt hẫng thế nào ấy. Dẫu biết đó là quy luật của cuộc sống nhưng sao tôi vẫn cảm thấy lòng hơi trĩu nặng. Nhớ quá quê hương ơi!/B]
 
D

doizai96

bai van so 6

- Ý nghĩa từ đoạn thơ: Quê hương giống như người mẹ của mỗi người, nếu không biết yêu quê hương, gắn bó với quê hương, con người ta sẽ không lớn lên thành người đúng nghĩa.
- Bàn luận về vai trò của quê hương, đất nước đối với đời sống tâm hồn mỗi người:
+ Quê hương, đất nước đem đến cho con người giá trị vật chất và tinh thần, nuôi sống con người cả về thể xác lẫn tâm hồn.
+ Thiếu quê hương, không yêu thương và gắn bó với quê hương thì tâm hồn con người mất đi những nguồn tình cảm quan trọng mà trong đời ai cũng cần có; mất đi niềm tự hào khi thành công, hạnh phúc; mất đi niềm an ủi khi thất bại, khổ đau.
+ Phê phán những người không có tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
 
D

doizai96

help me

[Một buổi sáng Chủ nhật cuối năm, tiết trời se lạnh, tôi đang thả hồn theo từng giai điệu của ca khúc Quê hương. Đến đoạn cuối của bài hát có câu: “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”. .. Chợt đứa con trai 8 tuổi của tôi hỏi: “ Mẹ ơi! Tại sao mà quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người hả mẹ?”. Tôi giải thích với con rằng: “Con người ai cũng có quê hương. Quê hương là nơi những đứa con được sinh ra, ở đó có ba mẹ đã vất vả chăm sóc, nuôi nấng những đứa con khôn lớn trưởng thành. Khi lớn lên những đứa con có thể rời xa quê hương, xa bố mẹ để tìm đến một phương trời nào đó để tạo dựng cho mình một cuộc sống mới. Nếu khi đó, đứa con nào mà không nhớ về quê hương, nhớ về nguồn cội thì tâm hồn của người con đó thật nghèo nàn, tức không thể trở thành người tốt được con ạ! Còn về thể xác, con người được nuôi sống bằng vật chất, cơm gạo thì theo năm tháng ai cũng phải lớn lên thôi. Vì vậy quê hương chính là nơi đã nuôi lớn tâm hồn của mỗi con người”. Nghe thế, con tôi lại hỏi tiếp: “Vậy tại sao con được sinh ra ở TP.Hồ Chí Minh mà ba lại nói quê con ở miền Bắc hả mẹ?”. Và tôi lại giải thích cho con: “ À! Miền Bắc là nơi ba mẹ đươc sinh ra và lớn lên con ạ! Ở đó có các ông bà và nhiều người thân khác nữa. Đó là quê hương của ba mẹ, đồng thời cũng là quê hương gốc của con”.

Tôi đã giải thích với con như vậy bằng tất cả khả năng, hiểu biết của mình nhưng tôi cũng không biết mình đã diễn đạt được đầy đủ ý nghĩa câu hỏi của con chưa. Tôi chỉ mong muốn mình sẽ gieo vào lòng con một chút khái niệm về quê hương, nguồn cội.

Ôi! Hai tiếng quê hương nghe thật thân thương, gần gũi nhưng cũng thật diệu vợi làm sao. Ký ức tuổi thơ êm đềm chợt ùa về trong tôi giống như một thước phim quay chậm. Mới đó thôi mà đã gần 20 năm tôi xa quê. Nhớ biết bao những kỷ niệm thời thơ ấu với những buổi chiều thả trâu trên những quả đồi trọc, nằm trên những vạt cỏ may trên đỉnh đồi ngắm mặt trời lặn khuất dần sau dãy núi phía xa xa mà mơ về một phương trời xa tắp. Hoa cỏ may cắm đầy vào quần áo, nhọn hoắt như những mũi chông tí hon. Nhớ những ngày hè nắng cháy, lũ trẻ con chúng tôi rủ nhau lên đồi hái hoa mua về kết thành từng chuỗi vòng hoa đội lên đầu làm giả cô dâu, đồi hoa bạt ngàn một màu tím. Nhớ những buổi chiều một mình vào rừng hái sim, hái nấm bị ong vàng đốt cho sưng húp mắt, gai cào xước cả mặt mày nhưng vẫn không chừa. Nhớ những buổi cắp sách đến trường phải băng qua những ruộng lúa bậc thang đang thì trổ đòng đòng, tiện tay tuốt mấy cái đòng đòng cho vào miệng nhai thấy ngọt lịm làm sao. Nhớ những buổi sáng mùa thu chớm lạnh, một cảm giác ngây ngất bởi mùi thơm của nếp nương với mùi thơm của lúa mới… Và còn nhiều lắm những kỷ niệm của tuổi thơ tôi.

Cứ như vậy, một năm có bốn mùa trôi đi đều gắn liền với những kỷ niệm của thời thơ ấu. Rồi tôi cũng lớn lên, rời xa quê hương để tìm đến một miền đất mới, tạo cho mình một cuộc sống mới. Hành trang theo tôi là những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ sẽ mãi mãi không bao giờ mờ nhạt. Quê hương đối với tôi như một thánh địa và thật thiêng liêng. Vậy mà có những lúc tôi chợt nghĩ: Nếu sau này bố mẹ tôi khuất bóng đi rồi, tôi có còn được về quê không nhỉ? Nếu có về thì cũng chỉ ở được một vài ngày thôi chứ có nhà đâu nữa để mà về lâu được. Anh em thì người nào phận nấy. Lúc còn nhỏ, sống cùng với cha mẹ thì anh em thương nhau như thể chân tay. Lớn lên rồi, anh em mỗi người một ngả. Kẻ ở Nam, người ở Bắc và đều có một cuộc sống riêng với gia đình nhỏ của mình nhưng lúc cha mẹ còn sống, vào những dịp Tết Nguyên đán, ngày lễ, anh chị em lại trở về sum vầy bên nhau trong cảnh đầm ấm của một đại gia đình cùng cha mẹ. Khi cha mẹ mất rồi, đại gia đình như một tổ chim với những con chim đã đủ lông, đủ cánh bay đi khỏi tổ và chỉ biết lo cho tổ ấm riêng của mình. Vì vậy, những lo toan cơm áo, gạo tiền sẽ đè lên đôi vai của mỗi người nên có lẽ trong thâm tâm, chẳng ai muốn làm phiền ai cả. Về ít ngày thì được chứ ở nhiều ngày sẽ có cảm giác hụt hẫng thế nào ấy. Dẫu biết đó là quy luật của cuộc sống nhưng sao tôi vẫn cảm thấy lòng hơi trĩu nặng. Nhớ quá quê hương ơi!
 
Top Bottom