D
daotuananh95


các bạn đọc một số bài văn sau đây và cho y kiến
Không chịu thua số phận
Đào Thanh Vũ (trái) trước giờ thi - Ảnh: H.THUẬT
TT - 4g sáng. Lê Hữu Thương lọ mọ thức giấc, nhẹ nhàng kiểm tra lại bút viết, giấy báo dự thi trong chiếc balô sờn cũ rồi khoác lên vai chuẩn bị lên đường mà không làm cho cả nhà thức giấc.
5g, Thương một mình ra trạm xe buýt, đón chuyến xe sớm nhất từ Q.12, TP.HCM đến Trường ĐH Bách khoa để tham dự môn thi đầu tiên.
Không được may mắn như những TS cùng trang lứa, cuộc đời Thương đã trải qua những biến cố mà chỉ có ý chí mới giúp Thương vượt qua. Lên ba tuổi, một căn bệnh quái ác bỗng ập xuống đầu cậu bé đang tuổi nói, tuổi cười. Toàn thân Thương tê liệt, không thể cử động được.
Cái tay níu cái chân
Cắn răng chịu đau để thi
Thi xong môn đầu tiên, bạn Phan Thị Kim Ngân ở Thạnh Hòa, Long An, thi vào ngành tài chính ngân hàng (Khoa kinh tế ĐHQG TP.HCM) được cán bộ coi thi dẫn xuống trạm y tế Trường ĐH Khoa học tự nhiên (điểm thi của Khoa kinh tế) để thay băng. Một tuần trước khi thi, Ngân bị tai nạn giao thông, bị đứt một đoạn dài ở chân trái, sau khi đưa xuống bệnh viện tỉnh thì bị nhiễm trùng sưng rất to.
Đợt thi ĐH lần thứ nhất do quá đau Ngân không thể dự thi. Sáng nay Ngân được mẹ chở đến, dìu vào chỗ ngồi. “Cháu là đứa con duy nhất của tui. Thấy con đau quá bảo ở nhà đi, đừng thi nữa, sang năm thi lại cũng được nhưng cháu khóc bảo cứ cho con đi thi” - mẹ Ngân rơm rớm nước mắt nói.
HÀ BÌNH - TRUNG TÂN
Nhờ kiên trì tập luyện, chân trái của Thương dần khỏe hơn. Với bản tính năng động, Thương không ngừng cố gắng tìm mọi cách di chuyển. Gia đình mua cho Thương đôi nạng nhưng khi thấy bạn bè chạy nhảy chơi đùa, Thương quăng nạng hòa cùng. Nhiều lần Thương ngã lăn quay nhưng rồi vẫn cắn răn đứng dậy bằng cái chân trái yếu ớt của mình.
Thương hoàn tất 12 năm học phổ thông một cách gọn gàng. Ngày nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tại Trường THPT Thạnh Lộc, Thương mơ hồ chẳng biết tương lai mình rồi sẽ ra sao. Ngày đó cách đây ba năm. Thương lặn lội đến chợ An Đông xin làm thợ gia công đá quí để kiếm tiền chuẩn bị cho một dự định lớn lao: vào ĐH.
Nhìn Thương lê từng bước chân khó nhọc với sự hỗ trợ của tay phải, nhiều người ái ngại. Nhưng khi nhìn đôi mắt đầy nghị lực và thấy một thái độ lạc quan của chàng trai 22 tuổi này, mọi người khâm phục.
Thương tâm sự muốn trở thành một tư vấn viên để giúp đời tư vấn cho những người không may mắn như mình. Đó cũng là lý do mà Thương chọn ngành giáo dục học của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn để thi vào.
Nghèo đôi mắt, giàu nghị lực
Từ khi cất tiếng khóc chào đời, người ta đã phát hiện Đào Thanh Vũ có vấn đề về mắt. Bác sĩ chẩn đoán và cho biết Vũ bị chứng cườm đá. Dành dụm được một số tiền, gia đình đưa Vũ đi mổ mắt. Ca phẫu thuật đã mang lại cho Vũ một niềm vui lớn. Nhưng oái oăm thay, niềm vui ấy chẳng kéo dài lâu. Đến năm cuối cấp tiểu học tại Trường tiểu học Bình Khánh, đôi mắt của Vũ lại mờ dần. Cuối cùng chỉ còn lại những vệt sáng mơ hồ, không thể cứu vãn được nữa.
Vũ khăn gói lên đường, xin vào Trường Nguyễn Đình Chiểu. Sau một năm học chữ nổi Braille, Vũ bắt đầu học tiếp chương trình THCS. Hết lớp 9, Vũ tiếp tục học THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (Q.5, TP.HCM). Vũ chỉ mong muốn một điều là mình được trang bị nhiều hơn kiến thức, kỹ năng để có thể quay trở lại giúp đỡ người đi sau có hoàn cảnh không may như chính những người thầy, người anh đã giúp Vũ.
Không chịu thua số phận
Đào Thanh Vũ (trái) trước giờ thi - Ảnh: H.THUẬT
TT - 4g sáng. Lê Hữu Thương lọ mọ thức giấc, nhẹ nhàng kiểm tra lại bút viết, giấy báo dự thi trong chiếc balô sờn cũ rồi khoác lên vai chuẩn bị lên đường mà không làm cho cả nhà thức giấc.
5g, Thương một mình ra trạm xe buýt, đón chuyến xe sớm nhất từ Q.12, TP.HCM đến Trường ĐH Bách khoa để tham dự môn thi đầu tiên.
Không được may mắn như những TS cùng trang lứa, cuộc đời Thương đã trải qua những biến cố mà chỉ có ý chí mới giúp Thương vượt qua. Lên ba tuổi, một căn bệnh quái ác bỗng ập xuống đầu cậu bé đang tuổi nói, tuổi cười. Toàn thân Thương tê liệt, không thể cử động được.
Cái tay níu cái chân
Cắn răng chịu đau để thi
Thi xong môn đầu tiên, bạn Phan Thị Kim Ngân ở Thạnh Hòa, Long An, thi vào ngành tài chính ngân hàng (Khoa kinh tế ĐHQG TP.HCM) được cán bộ coi thi dẫn xuống trạm y tế Trường ĐH Khoa học tự nhiên (điểm thi của Khoa kinh tế) để thay băng. Một tuần trước khi thi, Ngân bị tai nạn giao thông, bị đứt một đoạn dài ở chân trái, sau khi đưa xuống bệnh viện tỉnh thì bị nhiễm trùng sưng rất to.
Đợt thi ĐH lần thứ nhất do quá đau Ngân không thể dự thi. Sáng nay Ngân được mẹ chở đến, dìu vào chỗ ngồi. “Cháu là đứa con duy nhất của tui. Thấy con đau quá bảo ở nhà đi, đừng thi nữa, sang năm thi lại cũng được nhưng cháu khóc bảo cứ cho con đi thi” - mẹ Ngân rơm rớm nước mắt nói.
HÀ BÌNH - TRUNG TÂN
Nhờ kiên trì tập luyện, chân trái của Thương dần khỏe hơn. Với bản tính năng động, Thương không ngừng cố gắng tìm mọi cách di chuyển. Gia đình mua cho Thương đôi nạng nhưng khi thấy bạn bè chạy nhảy chơi đùa, Thương quăng nạng hòa cùng. Nhiều lần Thương ngã lăn quay nhưng rồi vẫn cắn răn đứng dậy bằng cái chân trái yếu ớt của mình.
Thương hoàn tất 12 năm học phổ thông một cách gọn gàng. Ngày nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tại Trường THPT Thạnh Lộc, Thương mơ hồ chẳng biết tương lai mình rồi sẽ ra sao. Ngày đó cách đây ba năm. Thương lặn lội đến chợ An Đông xin làm thợ gia công đá quí để kiếm tiền chuẩn bị cho một dự định lớn lao: vào ĐH.
Nhìn Thương lê từng bước chân khó nhọc với sự hỗ trợ của tay phải, nhiều người ái ngại. Nhưng khi nhìn đôi mắt đầy nghị lực và thấy một thái độ lạc quan của chàng trai 22 tuổi này, mọi người khâm phục.
Thương tâm sự muốn trở thành một tư vấn viên để giúp đời tư vấn cho những người không may mắn như mình. Đó cũng là lý do mà Thương chọn ngành giáo dục học của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn để thi vào.
Nghèo đôi mắt, giàu nghị lực
Từ khi cất tiếng khóc chào đời, người ta đã phát hiện Đào Thanh Vũ có vấn đề về mắt. Bác sĩ chẩn đoán và cho biết Vũ bị chứng cườm đá. Dành dụm được một số tiền, gia đình đưa Vũ đi mổ mắt. Ca phẫu thuật đã mang lại cho Vũ một niềm vui lớn. Nhưng oái oăm thay, niềm vui ấy chẳng kéo dài lâu. Đến năm cuối cấp tiểu học tại Trường tiểu học Bình Khánh, đôi mắt của Vũ lại mờ dần. Cuối cùng chỉ còn lại những vệt sáng mơ hồ, không thể cứu vãn được nữa.
Vũ khăn gói lên đường, xin vào Trường Nguyễn Đình Chiểu. Sau một năm học chữ nổi Braille, Vũ bắt đầu học tiếp chương trình THCS. Hết lớp 9, Vũ tiếp tục học THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (Q.5, TP.HCM). Vũ chỉ mong muốn một điều là mình được trang bị nhiều hơn kiến thức, kỹ năng để có thể quay trở lại giúp đỡ người đi sau có hoàn cảnh không may như chính những người thầy, người anh đã giúp Vũ.