Bài tập làm văn số 5 - Lớp 7

  • Thread starter bachduong_11
  • Ngày gửi
  • Replies 73
  • Views 325,846

D

dialga0510

dễ

Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực , đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ . Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh , tiến độ ứng xử có văn hóa . Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay , đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp . Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác . Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn . Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý . Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng . Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt . Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển , một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát , làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo . Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại . Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn . Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội . Ngay từ bây giờ , ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người . Bằng nhiểu hình thức như áp phích, panô ,các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình , những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai , tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân . Hơn nữa , đối với những người ương bướng , cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng . Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức , tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên . Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao . Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài .
Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào , người thân không ốm đau , láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng . Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không cho phép người dna6 cứ tiếp tục lối sống , nếp nghĩ như thế . Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể . Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp , giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu , trong nhà hay ngoài ngõ , trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người , để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước . Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay , làm thế nào để vươn ra biển lớn , để hòa nhập cùng với bạn nè ở bốn phương . Thiết nghĩ , cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước . Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái . Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người , đứng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người . Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn . Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp : “Mình vì mọi người , mọi người vì mình ”
Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng , đổ nước thải sinh hoạt xuống cống , rãnh là những hành động xấu , đáng chê trách . Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người . Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó . Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình , điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn . Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên , chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường , tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo . Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại
 
A

apajm

Sao bạn Ko làm 4 đề lun đi . hôm nay minh phai làm bài kiểm tra rui. nay giờ chép mệt wa. tự dưng bỗng Có cảm giác du dương mê thơ. mình "Cóp pi" ko pit Hay ko nhưng xin mọi người gop ý cho minh nha:
Đồn rằng quan tướng có danh
Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịnh ai
Ban khen rằng "Ấy mới tài"
ban cho cái áo với hai đồng tiền
Đánh giặc thì chạy trước tiên
Xông vào trận chiến cởi khố giặc ra(!)
Giặc sợ giặc chạy về nhà
Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!


Mong mọi người góp ý nhé..... =)
 
Last edited by a moderator:
H

hongtham1977a@gmail.com

bài này trong SGK lớp 7 mà ? nhưng cũng được ... mà bài này nghĩa là gì ấy nhỉ mọi người????
 
S

sicahan

gan muc thi den gan den thi rang

mấy bạn nào có lượng văn hay hoặc tạm tạm thì xin giúp đỡ mình với nhé đừng lấy bài văn mẫu:
các bạn hãy chứng minh câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì rạng nha cám ơn mọi người nhìu nhìu nha. ngày mai mình kiểm tra rùi:khi (204):
 
Q

quang7a1

Bài viết số 5 lớp 7 đề 4: Hãy chứng minh đời sống của chúng ta đã bị tổn hai rất lớn nếu mỗi người ko có ý thức bảo vệ môi trường sống

Bài làm
Trái Đất chúng ta là một tạo vật kì diệu. Địa Cầu như người mẹ nuôi chúng ta, luôn chiều chuộng cung cấp cho hàng tỷ đứa con bé nhỏ những điều tuyệt vời nhất. Nơi chúng ta sống, mọi thứ xung quanh đều được dùng 1 từ để diễn tả: “Môi trường” – không phải là một vật thể sống nhưng với tầm vóc của nó, nó có sức ảnh hưởng hết sức lớn lao đối với chúng ta. Môi trường, khi hiền hoà, khi dễ chịu, khi lại phẫn nộ, giận dữ - nó dựa vào những hành động chúng ta làm với nó và trả lại đủ - môi trường sẽ cuốn phăng đi mọi thứ đang hiện hữu, để chúng biến mất vào hư vô nếu chúng ta không quan tâm bảo vệ nó.
Môi trường sống là gì? Môi trường sống xung quanh ta là những điều kì diệu, là những điều kiện tự nhiên về vật chất, tinh thần, bao gồm: nhà cửa, đất, nước, không khí, cây cối, bầu trời…Thời gian trôi qua, khi công nghệ hiện đại ngày càng phát triển, những mẩu sắt thép đã dần thay thế cho những khúc gỗ đơn sơ, và những ánh đèn dầu mập mờ đã không còn nữa, nhường chỗ cho những bóng đèn điện quang sáng rực giữa màn đêm. Mọi người cứ nghĩ thiên nhiên đã không còn vĩ đại như xưa, đều có thể thế bởi những thứ tạo ra từ đôi bàn tay đầy kĩ thuật của con người, rằng gỗ chẳng thể nào sánh được với sắt, hay bóng cây so với quạt máy vẫn còn kém xa. Nhưng, đã có ai từng tự hỏi kim loại từ đâu mà ra, hay chiếc quạt tiện dụng ấy được cấu tạo từ thứ gì? Câu trả lời lại đơn giản lắm: những thứ ta sử dụng hôm nay, đều có nguồn gốc xuất xứ từ môi trường đó thôi!
Đất đai? Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá, là mầm móng cho tất cả mọi thứ, là điểm khởi đầu cho những sự vật chúng ta gây dựng nên, là nơi chôn cất bao nhiêu bí mật, là nơi cất giữ thật nhiều khoáng sản. Cao ốc, trường học, nhà cửa,…. Nơi ta đang sống, gắn bó, nơi bảo vệ ta, nơi ta chơi đùa và nghỉ ngơi phải chăng đều được xây dựng bằng gạch, bằng cát, bằng cốt thép xi măng hay tự mọc lên? Đất còn là nguồn tài nguyên khoáng sản.Vòng vàng, trang sức, dầu mỏ, hay các vũ khí chiến tranh đều từ dưới lòng đất mà lên cả thôi đấy chứ! Có đất, cây cối, rau củ,động vật,… mới có thể sống và phục vụ con người chứ nhỉ?
Chúng ta cũng không thể sống nếu thiếu không khí. Không khí là yếu tố sống của nhân loại. Không có không khí, không có khí O2 và khí CO2, liệu con người và các loài động,thực vật có thể sống và làm việc như thế này? Không chỉ những nguyên tố ấy, nước cũng là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống. Nước dùng để uống, để sinh hoạt và phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp…
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết, môi trường sống tạo nên hạnh phúc, niềm vui một bầu trời trong xanh cho chúng ta. Nó cung cấp ô-xi, mang lại không khí trong lành, dễ chịu. Môi trường sống trong sạch bảo vệ sức khỏe con người, ngăn cản các vi sinh vật có hại, nước sạch ngăn cản bọ gậy, ruồi muỗi… Mang lại cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú, là nguồn giải trí của con người. Có cây cối, thì sẽ có rừng, rừng ngăn chặn lũ lụt, sóng thần,...Tất cả đều thật quý giá biết bao. Thật sung sướng khi được sống trong một môi trường như vậy. Quả thật không sai khi nói thiên nhiên, môi trường sống của ta là “rừng vàng biển bạc” mà!
Cuộc sống ấy quá đỗi yên bình và tràn ngập hạnh phúc. Thế nhưng, trong những năm trở lại đây, môi trường sống đang là chủ đề được nhắc đến như “điểm nóng” của tình hình thế giới. Các hội thảo, các hội nghị quốc tế….đều xoay quanh một bức thông điệp thiết tha: Hãy cứu lấy môi trường! Vì sao vậy? Vì khi môi trường sống xanh,sạch,đẹp này biến mất đi, loài người cũng sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt, đời sống chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn. Nên mỗi người chúng ta phải có ý thức bảo vệ nó vậy mà không biết bao nhiêu người thiếu ý thức đang nhúng bàn tay của mình vào phá hoại thiên nhiên - phá hoại môi trường sống.
Con người- một động vật thông minh nhất hành tinh.Họ đã làm gì vậy, có ai thấy được không? Xả rác bừa bãi, rác thải công nghiệp, xả rác ra kênh rạch ao hồ,…Chẳng hạn như việc rác thải bị xả ra sông Thị Vải, sông Tô Lịch năm 2008, hay ở khu công nghiệp Vedan thải ra sông Đồng Nai làm chết biết bao nhiêu sinh vật dưới nước, làm cho biết bao nhiêu người dân ở khu đó phải khổ sở. Hay là phá rừng xây dựng công trình và đem bán như các vụ lâm tặc ở Nghệ An, Đắc Lắc…Ngoài ra, còn có các vụ cháy rừng ở Ấn Độ, Malaysia,… hoặc vụ cháy rừng U Minh ở Việt Nam năm 2003,…Đào xới đất bừa bãi, phá vỡ đê điều, sử dụng thuốc trừ sau, diệt cỏ hay phân bón hóa học, đổ dầu ra biển cũng không ngoại lệ.Làm Trái Đất nóng lên, tạo ra hiện tượng nhà kính khiến băng tan hay chế tạo vũ khí chiến tranh hạt nhân một cách bừa bãi cũng là một hành động tàn ác trong danh sách phá hoại của con người.
Để rồi ta thấy được rằng không khí bị ô nhiễm do không có cây cối và do khí thải. Con người mất nơi giải trí, vui chơi. Tầng ozon bị thủng, tia cực tím chiếu thẳng xuống mặt đất làm hại làn da của con người. Đất bị xói mòn, đồi trọc, nông nghiệp sa sút. Triệu triệu cây gỗ, màu xanh của Trái Đất dần mất đi và không khí không còn được điều hòa, mất cân bằng sinh thái. Tạo ra bệnh tật (ung thư,…dị biến lâu dài của chất độc màu da cam…) chưa hết mà bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán còn xảy ra liên tiếp. Khiến các sinh vật trên cạn và dưới nước bị diệt vong, khiến hàng ngàn loài vật bị tuyệt chủng. Không chỉ dừng lại như vậy mà họ còn phá hoại nền kinh tế trầm trọng, gây ra khủng hoảng kinh tế cả thế giới…
Hãy tưởng tượng xem, lỡ như một lúc nào đó ta không còn được nhìn thấy những cánh chim sải cánh bay lượn tự do nữa, không còn được bước đi trên bãi cát trắng mịn và nghe tiếng hát du dương, vỗ về của biển, không còn con thuyền êm đềm sông nước, không còn dòng suối róc rách hay cá bơi lội tung tăng, không còn những ngày hạnh phúc và yên bình…nữa. Mà thay vào đó là bầu trời tối đen không ánh nắng, mặt biển bập bềnh những rác, cá chết trôi,dòng nước sạch bị đục ngầu, hay các hiện tượng sạt lở đất,sóng thần, băng tan,động đất, hạn hán xảy ra thường xuyên…Liệu con người có thể sống chứ? Liệu rằng lúc đó, con người có thể an nhàn khi sống trong một hành tinh như vậy chứ? Hãy tự hỏi mình và suy nghĩ đến điều đó đi nhé.
Biết rằng con người ai cũng sợ hãi cảnh đó nhưng sao cứ phá hoại thiên nhiên, phá hoại môi trường sống và phá hoại nhà ở của động, thực vật? Chúng ta có thể biết chắc rằng vì họ cần tiền để mưu sinh, nhưng vấn đề đang nói đến là họ chỉ biết nhìn cái lợi trước mắt mà không biết suy nghĩ đến cái xã hội tương lai về sau này, vì họ nghĩ thiên nhiên là của chung nên họ không cần phải bảo vệ…Họ luôn tàn khốc mọi thứ, kể cả nhà ở của những loài động, thực vật hay những sinh vật vô tội,… Con người thật đáng sợ!
Năm 1992, Severn, cô gái Canada 12 tuổi và những người bạn của mình đã đến với Hội thảo vì môi trường (Rio) bằng chính tiền của cô và các bạn dành dụm được.Severn đã chỉ cho những con người được gọi là thông minh, những đất nước được cho là văn minh, phát triển về những gì họ đã và đang gây ra cho thế hệ tương lai những lời hứa hẹn mà chưa một lần hành động của họ.Giờ đây, Severn đã 31 tuổi nhưng bài diễn văn của cô cách đây gần 20 năm vẫn sống mãi với thời gian bởi những lời lẽ và lập luận sắc bén, đanh thép của mình, cũng như phản ánh rất đúng thực tại cuộc sống xã hội của ngày ấy và bây giờ.
Như chúng ta thấy đó, khi chỉ là một đứa trẻ, cô đã mạnh dạn đứng lên bày tỏ suy nghĩ của mình một cách đúng đắn nhất. Vậy tại sao chúng ta, những người học sinh đang ở độ tuổi này, hay những con người đã thành đạt, không biết suy nghĩ đến cái tương lai của xã hội, đến một lúc nào đó nhân loại ta sẽ bị diệt vong?Hãy nhắm mắt lại và suy nghĩ đến điều đó, bạn nhé!
Môi trường sống rất quan trọng, hơn bất cứ thứ gì.Khi còn là một học sinh, còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy biết nhận thức diều đó và hãy biết hành động. Ta có thể: thường xuyên dọn vệ sinh khu phố, xóm làng, nhà cửa, nơi mình ở, không xả rác bừa bãi hay ném rác ra kênh rạch, ao hồ, tích cực trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, không đốn cây, tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường, cứu lấy lá phổi xanh của chúng ta,… Nếu mỗi nhóm , mỗi đơn vị , mỗi người đều hành động, thương yêu chăm sóc cho thiên nhiên thì có lẽ thế giới của chúng ta sẽ khác. Mỗi hành động của chúng ta đều mang một ý nghĩa tiêu biểu . Khi chúng ta làm việc gì đó với ý định muốn bảo tồn , lực lượng đầy lòng thương yêu quan tâm này sẽ truyền ra từ một góc của chúng ta trên thế giới tới toàn thể tinh cầu. Địa cầu sẽ được bảo toàn , gìn giữ ; mùa màng sẽ được bảo vệ , kinh tế toàn cầu sẽ được duy trì , và mọi người sẽ có thức ăn . Thế giới sẽ có đủ tài nguyên và đủ thực phẩm cho tất cả mọi người . Chúng ta làm như vậy không phải vì tiền, mà là để chúng ta được sống, tiếp tục làm việc, tiếp tục cảm nhận sự trong xanh của thiên nhiên mà thôi.Đó! Bạn thấy đó, thay vì ngồi một chỗ thì sao ta không bắt đầu hành động ngay trước khi quá muộn, hãy nhớ lấy điều này nhé!
Môi trường sống quanh ta, người bạn thân thiết của ta đang bị đe dọa. Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu môi trường sống bị phá hoại, do chính bàn ta chúng ta…Thiên nhiên mang đến mọi điều tuyệt vời nhưng có thể lấy đi tất cả nếu chúng ta làm nó nổi giận,dù rằng trước đó nó không hề đòi hỏi gì, hãy nhớ điều này! Vì thế nên hãy dừng bàn tay độc ác đó lại, tôi cầu xin các bạn, và hãy hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta đi nhé!
 
Q

quang7a1

Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học, kinh nghiệm quí báu, đó là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội và nhân cách con người,để diễn tả cách nhìn nhận này,nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:
"Gần mực thì đen gần đèn thì rạng"
Mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp,những gì xấu xa,đèn là vật phát ra ánh sáng,soi rõ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho cái tốt đẹp,sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn,câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn:gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu.
Dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội,do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu,dẫn chứng:
Lưu Bình sống cạnh Dương Lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội.
Thuở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của Khổng Tử đã phải dời nhà mấy lần.
Trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ,tục ngữ nói về quan niệm đó như:"Ở bầu thì tròn ở ống thì dài" hay
"Thói thường gần mực thì đen,anh em bạn hữu phải nên chọn người"
Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt thì có một vài trường hợp gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng. Đối với trường hợp gần mực chưa chắc đã đen ta có thể nói đến Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn trong thời Mỹ đang chiếm đóng miền nam nước ta các anh là những bông sen thơm ngát tỏa hương trong bùn lầy hôi tanh như bài ca dao:
" Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Câu tục ngữ trên xứng đáng là một lời khuyên quý báu,giúp cho chúng ta xác lập được ý chí của mình khi đứng trước mọi cám dỗ và sẽ mãi là ngọn đèn tỏa sáng trong bóng đen của cuộc sống.
 
Q

quang7a1

Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học, kinh nghiệm quí báu, đó là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội và nhân cách con người,để diễn tả cách nhìn nhận này,nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:
"Gần mực thì đen gần đèn thì rạng"
Mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp,những gì xấu xa,đèn là vật phát ra ánh sáng,soi rõ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho cái tốt đẹp,sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn,câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn:gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu.
Dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội,do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu,dẫn chứng:
Lưu Bình sống cạnh Dương Lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội.
Thuở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của Khổng Tử đã phải dời nhà mấy lần.
Trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ,tục ngữ nói về quan niệm đó như:"Ở bầu thì tròn ở ống thì dài" hay
"Thói thường gần mực thì đen,anh em bạn hữu phải nên chọn người"
Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt thì có một vài trường hợp gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng. Đối với trường hợp gần mực chưa chắc đã đen ta có thể nói đến Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn trong thời Mỹ đang chiếm đóng miền nam nước ta các anh là những bông sen thơm ngát tỏa hương trong bùn lầy hôi tanh như bài ca dao:
" Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Câu tục ngữ trên xứng đáng là một lời khuyên quý báu,giúp cho chúng ta xác lập được ý chí của mình khi đứng trước mọi cám dỗ và sẽ mãi là ngọn đèn tỏa sáng trong bóng đen của cuộc sống.
 
U

uzimakinaruto

Việt Nam đang hội nhập với thế giới, đòi hỏi những người có năng lực thực sự, am hiểu về nhiều lĩnh vực để có thể góp phần xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. Mỗi người cần có vốn kiến thức sâu rộng, giàu kinh nghiệm. Vậy nên việc học tập rất quan trọng với đời sống trong tương lai của chúng ta. Nhưng gần đây trong lớp một số bạn có phần lơ là học tập.
Như các bạn đã biết vấn đề nghe giảng ở lớp cũng rất cần thiết. Vì nó là điều kiện đầu tiên giúp bạn trong việc học bài ở nhà sau đó.. Bạn nghĩ: "Ðã là học sinh khi đến lớp chú tâm nghe giảng hay không thì cần gì mà phải nhắc suốt!". Không đâu bạn ơi!. Nếu tất cả các bạn đều "chú tâm nghe giảng" thì tôi có thể quả quyết với bạn rằng: Hầu hết những học sinh ấy đều là những học sinh giỏi. Bài giảng họ tiếp thu tốt thì tất nhiên sẽ học bài mau thuộc. Nhưng nếu tất cả như vậy, chắc chắn tôi sẽ không viết bài văn này. Vậy thái độ nghe giảng của các bạn phải ra sao?Bạn cũng có thể nhìn lên bục giảng, nhìn thầy cô chăm chú, tưởng chừng như bạn đã "nuốt" từng lời giảng của thầy cô vậy. Nhưng nếu bạn không có nghe gì cả, mà thầy cô hỏi bạn một câu, chắc chắn bạn sẽ lúng túng ngay. Phải, bạn sẽ không thể đáp lại câu hỏi của thầy cô một cách chính xác được. Và như vậy là bạn chỉ "nhìn" chứ bạn có "nghe" đâu. Ðầu óc bạn mơ màng, bạn đang ngồi ở lớp mà nghĩ tới những cuộc chơi ở xa. Nào là chiều nay sẽ đi hồ bơi, đi đánh cầu lông, bóng đá, đi ra quán điện tử chơi vào tiếng cho đã... các bạn nữ thì mơ tưởng đến những đồ hàng hiệu, hàng mới.v.v...
Nói chung, bạn đang nhìn thầy cô mà hồn bạn đang "lang thang" một cuộc viễn du nào đó chứ không có tại lớp. Thầy cô thì khản tiếng, hết nước bọt để trình bày bài dạy của mình, những mong học sinh hiểu sâu, hiểu rộng mà nào được có mấy ai chịu khó nghe! Bạn phải biết rằng bạn đang ở trong lớp học, và bạn đang có nhiệm vụ "nghe giảng bài". Bạn phải xác định như vậy mới gạt phăng mọi vấn đề khác để tập trung cho việc nghe giảng bài. Nếu như bạn không chú tâm nghe giảng thì đâu phải bạn có động cơ đi học. Mà động cơ học tập thì đúng là điều rất quan trọng của tuổi trẻ. Vậy bạn phải tự hỏi mình. Ta đến lớp để làm gì? Học, học thì phải nghe lời giảng của thầy cô. Nếu không, bạn chỉ có tiếng đi học, mang danh là một học sinh, nhưng kỳ thực không phải là học sinh. Vì một học sinh thì phải biết học, chăm học và học giỏi nữa. Chịu bao lao nhọc để đặt kỳ vọng vào bạn, vậy mà bạn nỡ phụ lòng ba mẹ bạn sao? Dù sau này bạn là ai, bất cứ địa vị nào trong xã hội, mà tuổi trẻ bạn chây lười trong học tập là bạn đã mắc nợ với đời. Trước nhất là cha mẹ. Sau đến là thầy cô và cuối cùng là với xã hội. Vì bạn sống trong lòng xã hội là bạn phải có trách nhiệm phục vụ xã hội. Ai làm ra những phẩm vật cho xã hội? Con người. Muốn làm một con đường phải có kỹ sư tính toán. Cái áo bạn mặc, quyển vở bạn đọc đều do tay con người làm ra. Bệnh tật, bạn cần bác sĩ và viên thuốc bạn uống cũng cần dược sĩ bào chế. Nhưng tất cả những thành phần đó là ai? Do đâu mà họ được như vậy? Tất cả cũng phải học và họ cũng đã trải qua quá trình gian lao để ngày nay có được công thành danh toại đó,nhằm góp bàn tay xây dựng và kiến tạo xã hội. Ðó cũng có thể gọi là "trả nợ áo cơm", hoàn thành nghĩa vụ đối với xã hội...Ngay bây giờ, còn trẻ đến lớp mà bạn không học thì lớn lên bạn sẽ góp phần gì cho xã hộ? Chắc bạn đã từng nghe câu: "Trẻ mà không học, già sẽ ân hận" rồi chứ?
Nếu bạn đã thực sự chăm chú nghe giảng, nhất định là bạn sẽ nắm chắc kiến thức của bài mà bạn vừa tiếp thu. Khi đã tiếp thu kỹ, còn phải biết vận dụng tốt vào bài học, bài làm của mình. Tất nhiên nghe, hiểu, nắm được toàn bộ bài dạy, thì việc học bài của bạn sẽ mau thuộc một cách dễ dàng. Học bài mau thuộc là một chuyện, ngoài ra bạn cần phải nhớ dai. Nhớ chính xác và không lẫn lộn đó là điều cần thiết. Có thể bạn học bài thuộc rất mau, nhưng đồng thời cũng mau quên.. Vậy làm cách nào để bạn có thể nhớ bài được lâu. Bạn phải hiểu bài trước khi học. Muốn hiểu kỹ bài bạn phải nghe giảng, vận dụng nhiều phương pháp của riêng bạn để hiểu một cách chính xác bài giảng. Học bằng tâm não của bạn chứ không phải "học vẹt". Cũng có bạn học rất thuộc nhưng lại không cần hiểu bài, cách học này người ta gọi là "học vẹt". Nếu bạn học theo cách thuộc lòng này, thì nguy hiểm cho bạn, vì đây là cách học đối phó, thuộc để trả bài cho xong nợ rồi thôi, sau đó bạn chỉ còn là một khối óc rỗng. Muốn tránh tình trạng này, bạn nên xác định lại cách học bài của bạn chẳng những sao cho học mau thuộc mà còn phải hiểu và nhớ lâu nữa. Nghĩa là phải học bằng khối óc và mọi giác quan. Phần quan trọng nhất giúp bạn nhớ dai là tâp trung nghe giảng. Ghi chép những đề mục hay những phần quan trọng. Tóm tắt nội dung, bài cô đọng nhưng đủ ý. Nghiên cứu bài ngay sau khi nghe giảng vì như thế giúp bạn củng cố lại các phần quan trọng hầu khắc sâu vào tâm não bạn hơn. Ghi những chi tiết dễ quên ra giấy nháp, bỏ túi rồi lâu lâu mở ra xem lại cho tới bao giờ vấn đề đó đã hiểu mới thôi. Với các môn Toán - Lý - Hóa - Sinh, nói chung các môn có công thức, bạn càng cần ghi vào giấy nháp bỏ túi để bất cứ lúc nào, ở đâu bạn cũng có thể mở ra xem lại được. Hoặc bạn cũng có thể ghi các công thức ấy lên bảng, nơi bàn học để các công thức ấy luôn đập vào mắt bạn. Nhất định là bạn sẽ nhớ lại mau và nhớ mãi. Bạn cứ giữ nguyên bảng như vậy cho đến khi các công thức đã "nằm lòng" trong óc bạn mới xóa đi, viết các công thức khác. Những cách học này chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt.
Bạn cần biết cách ghi những trọng tâm của bộ môn. Mỗi một môn học đều có những yêu cầu và những phần trọng tâm của nó. Bạn nên tập trung vào phần này để đào sâu suy nghĩ. Các môn về tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh....) có đặc thù riêng so với các môn về xã hội (như Văn, Sử, Ðịa..). Do vậy bạn phải biết cách ghi nhớ những trọng tâm của nó. Các môn tự nhiên thường có các công thức, định lý, định đề... phải ghi tóm tắt vào sổ tay riêng và cần ghi thêm ra tờ giấy bỏ túi và cũng cần ghi lên bảng nơi bàn học ở nhà để thường xuyên trông thấy. Các môn học thông thường khác như: Văn, Sử Địa.Với môn Văn:Bạn cần có quyển sổ tay riêng, để ghi chép những đoạn văn hay tên tác phẩm, tác giả mà bạn cần sưu tầm, hoặc những phần cần ghi nhớ cho môn bài quan trọng. Môn học này xin nhắc lại là bạn đừng xem nhẹ nó, như tôi đã nhắc đi nhắc lại ở các chương trước. Môn Sử, Ðịa : Chỉ cần ghi kỹ địa danh, năm tháng thật chính xác, nắm nội dung bài thật kỹ là được. Với môn Sử mà bạn tập trung nghe giảng là đã thuộc bài rồi vậy. Bạn tóm tắt mỗi bài sao cho cô đọng nhưng đầy đủ những vấn đề trọng tâm. Môn Sinh ngữ cần phải có cách học riêng mang tính đặc thù như đã trình bày.
Vậy nên nếu chúng ta không chăm chỉ học tập ngay từ bây giờ thì rất có thể sau này dễ bị nghèo nàn, lạc hậu, cá nhân bất tài vô dụng, không biết lý lẽ, phân biệt đúng sai, dễ bị cám dỗ… Học sinh chúng ta hôm nay ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy nỗ lực phấn đấu trong học tập, quyết tâm học thật giỏi và rèn luyện tính cần cù, chăm chỉ trong việc học để sau nay chúng ta sẽ thành công trong công việc sau này, có một cuộc sống ổn định.
 
U

uzimakinaruto

Việt Nam đang hội nhập với thế giới, đòi hỏi những người có năng lực thực sự, am hiểu về nhiều lĩnh vực để có thể góp phần xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. Mỗi người cần có vốn kiến thức sâu rộng, giàu kinh nghiệm. Vậy nên việc học tập rất quan trọng với đời sống trong tương lai của chúng ta. Nhưng gần đây trong lớp một số bạn có phần lơ là học tập.
Như các bạn đã biết vấn đề nghe giảng ở lớp cũng rất cần thiết. Vì nó là điều kiện đầu tiên giúp bạn trong việc học bài ở nhà sau đó.. Bạn nghĩ: "Ðã là học sinh khi đến lớp chú tâm nghe giảng hay không thì cần gì mà phải nhắc suốt!". Không đâu bạn ơi!. Nếu tất cả các bạn đều "chú tâm nghe giảng" thì tôi có thể quả quyết với bạn rằng: Hầu hết những học sinh ấy đều là những học sinh giỏi. Bài giảng họ tiếp thu tốt thì tất nhiên sẽ học bài mau thuộc. Nhưng nếu tất cả như vậy, chắc chắn tôi sẽ không viết bài văn này. Vậy thái độ nghe giảng của các bạn phải ra sao?Bạn cũng có thể nhìn lên bục giảng, nhìn thầy cô chăm chú, tưởng chừng như bạn đã "nuốt" từng lời giảng của thầy cô vậy. Nhưng nếu bạn không có nghe gì cả, mà thầy cô hỏi bạn một câu, chắc chắn bạn sẽ lúng túng ngay. Phải, bạn sẽ không thể đáp lại câu hỏi của thầy cô một cách chính xác được. Và như vậy là bạn chỉ "nhìn" chứ bạn có "nghe" đâu. Ðầu óc bạn mơ màng, bạn đang ngồi ở lớp mà nghĩ tới những cuộc chơi ở xa. Nào là chiều nay sẽ đi hồ bơi, đi đánh cầu lông, bóng đá, đi ra quán điện tử chơi vào tiếng cho đã... các bạn nữ thì mơ tưởng đến những đồ hàng hiệu, hàng mới.v.v...
Nói chung, bạn đang nhìn thầy cô mà hồn bạn đang "lang thang" một cuộc viễn du nào đó chứ không có tại lớp. Thầy cô thì khản tiếng, hết nước bọt để trình bày bài dạy của mình, những mong học sinh hiểu sâu, hiểu rộng mà nào được có mấy ai chịu khó nghe! Bạn phải biết rằng bạn đang ở trong lớp học, và bạn đang có nhiệm vụ "nghe giảng bài". Bạn phải xác định như vậy mới gạt phăng mọi vấn đề khác để tập trung cho việc nghe giảng bài. Nếu như bạn không chú tâm nghe giảng thì đâu phải bạn có động cơ đi học. Mà động cơ học tập thì đúng là điều rất quan trọng của tuổi trẻ. Vậy bạn phải tự hỏi mình. Ta đến lớp để làm gì? Học, học thì phải nghe lời giảng của thầy cô. Nếu không, bạn chỉ có tiếng đi học, mang danh là một học sinh, nhưng kỳ thực không phải là học sinh. Vì một học sinh thì phải biết học, chăm học và học giỏi nữa. Chịu bao lao nhọc để đặt kỳ vọng vào bạn, vậy mà bạn nỡ phụ lòng ba mẹ bạn sao? Dù sau này bạn là ai, bất cứ địa vị nào trong xã hội, mà tuổi trẻ bạn chây lười trong học tập là bạn đã mắc nợ với đời. Trước nhất là cha mẹ. Sau đến là thầy cô và cuối cùng là với xã hội. Vì bạn sống trong lòng xã hội là bạn phải có trách nhiệm phục vụ xã hội. Ai làm ra những phẩm vật cho xã hội? Con người. Muốn làm một con đường phải có kỹ sư tính toán. Cái áo bạn mặc, quyển vở bạn đọc đều do tay con người làm ra. Bệnh tật, bạn cần bác sĩ và viên thuốc bạn uống cũng cần dược sĩ bào chế. Nhưng tất cả những thành phần đó là ai? Do đâu mà họ được như vậy? Tất cả cũng phải học và họ cũng đã trải qua quá trình gian lao để ngày nay có được công thành danh toại đó,nhằm góp bàn tay xây dựng và kiến tạo xã hội. Ðó cũng có thể gọi là "trả nợ áo cơm", hoàn thành nghĩa vụ đối với xã hội...Ngay bây giờ, còn trẻ đến lớp mà bạn không học thì lớn lên bạn sẽ góp phần gì cho xã hộ? Chắc bạn đã từng nghe câu: "Trẻ mà không học, già sẽ ân hận" rồi chứ?
Nếu bạn đã thực sự chăm chú nghe giảng, nhất định là bạn sẽ nắm chắc kiến thức của bài mà bạn vừa tiếp thu. Khi đã tiếp thu kỹ, còn phải biết vận dụng tốt vào bài học, bài làm của mình. Tất nhiên nghe, hiểu, nắm được toàn bộ bài dạy, thì việc học bài của bạn sẽ mau thuộc một cách dễ dàng. Học bài mau thuộc là một chuyện, ngoài ra bạn cần phải nhớ dai. Nhớ chính xác và không lẫn lộn đó là điều cần thiết. Có thể bạn học bài thuộc rất mau, nhưng đồng thời cũng mau quên.. Vậy làm cách nào để bạn có thể nhớ bài được lâu. Bạn phải hiểu bài trước khi học. Muốn hiểu kỹ bài bạn phải nghe giảng, vận dụng nhiều phương pháp của riêng bạn để hiểu một cách chính xác bài giảng. Học bằng tâm não của bạn chứ không phải "học vẹt". Cũng có bạn học rất thuộc nhưng lại không cần hiểu bài, cách học này người ta gọi là "học vẹt". Nếu bạn học theo cách thuộc lòng này, thì nguy hiểm cho bạn, vì đây là cách học đối phó, thuộc để trả bài cho xong nợ rồi thôi, sau đó bạn chỉ còn là một khối óc rỗng. Muốn tránh tình trạng này, bạn nên xác định lại cách học bài của bạn chẳng những sao cho học mau thuộc mà còn phải hiểu và nhớ lâu nữa. Nghĩa là phải học bằng khối óc và mọi giác quan. Phần quan trọng nhất giúp bạn nhớ dai là tâp trung nghe giảng. Ghi chép những đề mục hay những phần quan trọng. Tóm tắt nội dung, bài cô đọng nhưng đủ ý. Nghiên cứu bài ngay sau khi nghe giảng vì như thế giúp bạn củng cố lại các phần quan trọng hầu khắc sâu vào tâm não bạn hơn. Ghi những chi tiết dễ quên ra giấy nháp, bỏ túi rồi lâu lâu mở ra xem lại cho tới bao giờ vấn đề đó đã hiểu mới thôi. Với các môn Toán - Lý - Hóa - Sinh, nói chung các môn có công thức, bạn càng cần ghi vào giấy nháp bỏ túi để bất cứ lúc nào, ở đâu bạn cũng có thể mở ra xem lại được. Hoặc bạn cũng có thể ghi các công thức ấy lên bảng, nơi bàn học để các công thức ấy luôn đập vào mắt bạn. Nhất định là bạn sẽ nhớ lại mau và nhớ mãi. Bạn cứ giữ nguyên bảng như vậy cho đến khi các công thức đã "nằm lòng" trong óc bạn mới xóa đi, viết các công thức khác. Những cách học này chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt.
Bạn cần biết cách ghi những trọng tâm của bộ môn. Mỗi một môn học đều có những yêu cầu và những phần trọng tâm của nó. Bạn nên tập trung vào phần này để đào sâu suy nghĩ. Các môn về tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh....) có đặc thù riêng so với các môn về xã hội (như Văn, Sử, Ðịa..). Do vậy bạn phải biết cách ghi nhớ những trọng tâm của nó. Các môn tự nhiên thường có các công thức, định lý, định đề... phải ghi tóm tắt vào sổ tay riêng và cần ghi thêm ra tờ giấy bỏ túi và cũng cần ghi lên bảng nơi bàn học ở nhà để thường xuyên trông thấy. Các môn học thông thường khác như: Văn, Sử Địa.Với môn Văn:Bạn cần có quyển sổ tay riêng, để ghi chép những đoạn văn hay tên tác phẩm, tác giả mà bạn cần sưu tầm, hoặc những phần cần ghi nhớ cho môn bài quan trọng. Môn học này xin nhắc lại là bạn đừng xem nhẹ nó, như tôi đã nhắc đi nhắc lại ở các chương trước. Môn Sử, Ðịa : Chỉ cần ghi kỹ địa danh, năm tháng thật chính xác, nắm nội dung bài thật kỹ là được. Với môn Sử mà bạn tập trung nghe giảng là đã thuộc bài rồi vậy. Bạn tóm tắt mỗi bài sao cho cô đọng nhưng đầy đủ những vấn đề trọng tâm. Môn Sinh ngữ cần phải có cách học riêng mang tính đặc thù như đã trình bày.
Vậy nên nếu chúng ta không chăm chỉ học tập ngay từ bây giờ thì rất có thể sau này dễ bị nghèo nàn, lạc hậu, cá nhân bất tài vô dụng, không biết lý lẽ, phân biệt đúng sai, dễ bị cám dỗ… Học sinh chúng ta hôm nay ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy nỗ lực phấn đấu trong học tập, quyết tâm học thật giỏi và rèn luyện tính cần cù, chăm chỉ trong việc học để sau nay chúng ta sẽ thành công trong công việc sau này, có một cuộc sống ổn định.
ở trên là bai số 1 nhé cac bạn, thanks mình nhé===========================================;)
 
A

anhtuyenhocmai

đề 2

Đề 2

A. Mở bài.

- Nêu khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống của chúng ta.

- Khẳng định: bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống.

B. Thân bài.

Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:

1. Nêu những ích lợi của rừng:

- Cung cấp không khí.

- Ngăn lũ lụt, lở đất.

- Cung cấp sản vật, hoa cỏ, gỗ,…

- Tạo lớp mùn cho đất.



2. Vì thế, bảo vệ rừng là bảo vệ cuốc sống của chúng ta, bởi:

- Nghĩa là chúng ta đang bảo vệ sự trong lành của sự sống.

- Nghĩa là chúng ta đang bảo vệ mình khỏi những thiên tai.

- Nghĩa là chúng ta đang gìn giữ cho những ích lợi lâu dài của cả cộng đồng.



C. Kết bài.

Nêu trách nhiệm của bản thân và gửi thông điệp bảo vệ rừng đến mọi người.



Bài làm


Suốt chiều dài Tổ quốc, từ mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn,miền Đông Nam Bộ… Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần giờ,… là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá đã tồn tại từ bao đời nay. Tục ngữ có câu “ Rừng vàng, biển bạc”, quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người:
“ Núi giăng thành lũy thép dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm gỗ, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối của đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng…Cảnh quang đẹp đẽ của rừng cùng với không khí trong lành là cơ sở cho những tua du lịch xanh cho thỏa trí tò mò mà biết bao người muốn khám phá, đem lại cho ta những phút thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng.
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Các loại cây quý hiếm có thể trị được các bệnh nan y thường có trong rừng sâu. Ngoài ra, từ những cảnh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng của các loài vật quý phục vụ cho con người như hổ, báo, hươu, nai… và cả những động thực vật nằm trong sách đỏ cũng chọn rừng làm nơi sinh sống.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường cho loài người, các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, cây hút khí cacbonic và thải ra khí Oxi, một thứ rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất”. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát, rừng giữ đất giữ nước…
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cũng cách làm thô sơ, lạc hậu như đốt rừng, làm nương rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường, hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… thế mấy trăm năm nữa mới khôi phục lại được những cánh rừng như thế.
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản rừng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ…
Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân loại cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại, của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca.
 

minhngoc2004

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng tư 2017
5
3
6
20
Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

Bài làm :

Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng tự nhắc nhở mình: Nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ... Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ... Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: "Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích".

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích... dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả ("Bể học vô bờ"). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy: "Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân". Lenin cũng từng khuyên thanh niên: "Học! Học nữa! Học mãi!". Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.
 
Top Bottom