bài tập kim loại.

P

phanthanh1711

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 7,22 g hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M hóa trị không đổi. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau hòa tan hết phần 1 trong dung dịch HCl thu được 2,128 lít H2. Hòa tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3 dư, thu được 1,792 lít NO(sp khử duy nhất).
a, Xác định kim loại M và khối lượng trong X.
b, Cho 3,61 g X tác dụng với 100 ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 8,12 g chất rắn B gồm 3 kim loại. Cho B tác dụng với HCl dư thu được 0,672 lít khí(đktc). Tính nồng độ mol của muối Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch A.( thể tích đo ở đktc)
bài 2:
hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và 63 gam dung dịch HNO3 thu được 0,336 lít khí NO( sản phẩm khử duy nhất, đktc). Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M thu được kết tủa lớn nhất, lọc thu kết tủa, nung đén khối lượng không đổi tdduwwowcj 8 g chất rắn. Tính nồng độ % của dung dịch HNO3 đã dùng.
 
Last edited by a moderator:
V

vumacdinhchi

Cho 7,22 g hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M hóa trị không đổi. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau hòa tan hết phần 1 trong dung dịch HCl thu được 2,128 lít H2. Hòa tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3 dư, thu được 1,792 lít NO3(sp khử duy nhất).
a, Xác định kim loại M và khối lượng trong X.
b, Cho 3,61 g X tác dụng với 100 ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 8,12 g chất rắn B gồm 3 kim loại. Cho B tác dụng với HCl dư thu được 0,672 lít khí(đktc). Tính nồng độ mol của muối Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch A.( thể tích đo ở đktc)
bài 2:
hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và 63 gam dung dịch HNO3 thu được 0,336 lít khí NO( sản phẩm khử duy nhất, đktc). Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M thu được kết tủa lớn nhất, lọc thu kết tủa, nung đén khối lượng không đổi tdduwwowcj 8 g chất rắn. Tính nồng độ % của dung dịch HNO3 đã dùng.

NO3 là khí gì vậy bạn???
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.hoahoc

Gợi ý làm bài:

Câu 1:
a) Gọi x và y lần lượt là số mol của Fe và M trong mỗi phần
Gọi n là hóa trị của kim loại M
Áp dụng bảo toàn electron ta có hệ phương trình:
[TEX]\left{\begin{2x + ny =0,095* 2}\\{3x + ny =0,08 * 3} [/TEX]
Giải hệ trên thu được : x = 0,05 và ny = 0,09 (1)
Mặt khác 56x + My = 7,22/ 2 \Rightarrow My= 0,81 (2)
Từ (1) và (2) \Rightarrow M/n = 9 mà n = 1 hoặc 2 hoặc 3 \Rightarrow trường hợp n=3, M=27 thỏa mãn
Vậy M là Al và m (Al)= 0,81 g
b) 3 kim loại là : Cu, Ag, Fe còn dư
Trong 3 kim loại này chỉ có Fe phản ứng với HCl \Rightarrow n Fe (dư) = n H2 = 0,03 mol
\Rightarrow số mol Fe phản ứng là 0,05- 0,03 =0,02 mol
Gọi a ,b lần lượt là số mol của muối Cu2+ và Ag+. Áp dụng bảo toàn electron kết hợp với khối lượng 3 kim loại là 8,12 g ta có hệ:
[TEX]\left{\begin{2a + b =0,02 * 2+ 0,03 *3}\\{64a + 108b=8,12- 0,03*56} [/TEX]
Giải ra : a= 0,05 mol ; b= 0,03 mol
Vậy nồng độ mol của muối Cu2+ là 0,5 M và Ag+ là 0,3 M
 
H

hocmai.hoahoc

Gợi ý làm bài:

Câu 2:
Chất rắn thu được là Fe2O3 \Rightarrow n (Fe2O3) = 0,05 mol \Rightarrow n (Fe3+)= 0,05*2= 0,1 mol.
Nếu dung dịch thu được chỉ chứa muối Fe3+ thì n OH- cần là 0,1*3= 0,3 mol.
Theo đề n OH- là 0,45 mol \Rightarrow Trong dung dịch thu được ngoài muối Fe3+ còn có muối NH4NO3 \Rightarrow n (NH4NO3) = 0,45 - 0,3 = 0,15 mol
Vậy :
n (N ) = n (N trong NO) + n (N trong NH4NO3) + n (N trong Fe(NO3)3 )
= 0,015 + 0,15 * 2 + 0,1*3
= 0,615 mol.
Mà n (HNO3) = n (N) = 0,615 mol
\Rightarrow m (HNO3) = 0,615 * 63= 38,745 g
\Rightarrow C% = 61,5 %
 
L

longthientoan07

không đúng

Câu 2:
Chất rắn thu được là Fe2O3 \Rightarrow n (Fe2O3) = 0,05 mol \Rightarrow n (Fe3+)= 0,05*2= 0,1 mol.
Nếu dung dịch thu được chỉ chứa muối Fe3+ thì n OH- cần là 0,1*3= 0,3 mol.
Theo đề n OH- là 0,45 mol \Rightarrow Trong dung dịch thu được ngoài muối Fe3+ còn có muối NH4NO3 \Rightarrow n (NH4NO3) = 0,45 - 0,3 = 0,15 mol
Vậy :
n (N ) = n (N trong NO) + n (N trong NH4NO3) + n (N trong Fe(NO3)3 )
= 0,015 + 0,15 * 2 + 0,1*3
= 0,615 mol.
Mà n (HNO3) = n (N) = 0,615 mol
\Rightarrow m (HNO3) = 0,615 * 63= 38,745 g
\Rightarrow C% = 61,5 %
em thấy HNO3 dư mới đúng vì đề cho NO là sản phẩm khử duy nhât thì không thể có NH4NO3 đươc. em tính ra C%=46,5
 
Top Bottom