bài tập kim loại

L

lamtrang0708

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 2:​
Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào m2 gam dung dịch HNO3 24%. Sau khi các kim
loại tan hết có 8,96 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm NO, N
2O, N2 bay ra (ở đktc) và dung dịch A.
Thêm một lượng vừa đủ O
2 vào X, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung
dịch NaOH dư
có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (ở đktc). Tỷ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho
dung dịch NaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nhất thu được 62,2 gam kết tủa. Tính m
1, m2.
Biết lượng HNO
3 lấy dư 20% so với lượng cần thiết.
Câu 6: Khuấy kỹ 100 ml dung dịch A chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 với hỗn hợp kim loại có 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe. Sau phản ứng được dung dịch C và 8,12 gam chất rắn B gồm 3 kim loại. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 0,672 lit H2( đktc). Tính nồng độ mol/l của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong A
Bài 8: Trộn 2,7 gam Al vào 20 g hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm được hỗn hợp A. Hòa tan A trong HNO3 thấy thoát ra 0,36 mol NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Xác định khối lượng của Fe2O3 và Fe3O4
Bài 9: tiến hành điện phân hoàn toàn dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được 56 gam hỗn hợp kim loại ở catôt và 4,48 lit khí ở anôt( đktc). Tính số mol mỗi muối trong X
 
C

chicken_oo

trời sao bài ni giống y chang bài cô mình mới giải thế
gọi a b c lần lượt là số mol của NO N2O và N2 ta có a+b+c=8.96/22.4=0.4 mol
ba khí đó chỉ có mỗi khí NO mới tác dụng với oxi
2NO+O2->2NO2 và N02 mới tác dụng với NaOH thui do đó hai khí thoát ra đó là N2O và N2
=> b+c=4.48/22.4=0.2 mol
=>a=0.2
theo đề bài thì MZ=40= (44b+28c)/(b+c)
từ đó ta có hệ pt và tính ra
a=0.2=số mol NO
b=0.15
c=0.05
theo định luật bảo toàn e thì tổng e nhận sẽ là 3a+8b+10c=2.3mol
gọi số mol của Al và Mg lần lượt là x và y
ta có tổng e cho = tổng e nhận
=>3x+2y=2.3
mà theo đề bài ta có
78x_58y=62.2
giải hệ pt sẽ ra
x=0.5
y=0.4
=>tự tính m Al Mg nha
số mol HNO3=3nAl+2nMg+no+2nN20+nN2=2.9 mol
mà số mol lấy dư cho nên 2.9+2.9 nhân 20 chia 100=3.48 mol

mdd HNO3 là =(3.48nhân 63nhân0)/24=913.5
 
Last edited by a moderator:
1

111501

Bài 1 làm như bạn chicken là được rồi.
Mình chỉ gợi ý:
Bài 6: Sau pư, có 3 kim loại trong hh B, do đó trong B có Ag, Cu và Fe dư=> trong dd có Al3+ và Fe2+ ( vì còn Fe dư nên chỉ tồn tại Fe2+ trong dung dịch thôi)
Viết ptrinh` trao đổi e:
Al--> Al3+ + 3e
0.03----------0.09mol
Fe---> Fe2+ + 2e
a mol-------------2a mol
Ag+ + 1e ---> Ag
x mol----xmol----xmol
Cu2+ + 2e ---> Cu
y mol----y mol-------y mol
V(H2) tính được số mol H2 => số mol Fe dư
->số mol Fe pư
Tìm được số e cho-> có 1 ptrinh` theo định luật bảo toàn e(số e cho = số e nhận)
Từ khối lượng của chất rắn trong B-> có 1 ptrinh`
=> có hệ ptrinh` 2 ẩn x và y.
giải hệ -> số mol mỗi muối trong dung dịch ban đầu-> nồng độ mol
Bài 8:
Đây là 1 bài toán về oxi hoá - khử.
Khi tiến hành pư nhiệt nhôm thu được hỗn hợp sp, sau đó hoà tan vào dd HNO3, trong dd có các ion kim loại : Al3+ và Fe3+
Do đó ta chỉ cần viết ptrinh` e từ chất đầu ra luôn chất cuối
Al ---> Al3+ + 3e
0.1mol------------0.3mol
Fe2+ ---> Fe3+ + 1e
N(+5) + 1e ---> N(+4)
---------0.36mol----0.36mol
Áp dụng định luật bảo toàn e => số mol Fe(2+)(chính là FeO/Fe3O4)
=>khối lượng của mỗi oxit trong hh ban đầu
Bài 9:
Viết phương trình ở mỗi điện cực:
Catot(-)
Ag+ + 1e --> Ag
xmol---x mol---xmol
Cu2+ + 2e ---> Cu
y mol---2y mol---y mol
Anot(+)
2H2O + 2e --> H2 + 2OH-
-----------0.4mol---0.2mol
từ khối lượng chất rắn sau khi điện phân và định luật bảo toàn e, ta có hệ phương trình 2 ẩn.
Giải hệ ta tính được số mol mỗi muối
 
L

lamtrang0708

Bài 10: Thổi một luồng CO qua hỗn hợp Fe và Fe2O3 nung nóng được chất khí B và hỗn hợp D gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho B lội qua dung dịch nước vôi trong dư thấy tạo 6 gam kết tủa. Hòa tan D bằng H2SO4 đặc, nóng thấy tạo ra 0,18mol SO2 còn dung dịch E. Cô cạn E thu được 24g muối khan. Xác định thành phần hỗn hợp ban đầu




Bài 16: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hóa trị x,y không đổi( R1 và R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư, lấy Cu thu được cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lit NO duy nhất( đktc). Nếu cho hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với HNO3 thì thu được N2 với thể tích là:
A. 0,336lit B. 0,2245lit C. 0,448lit D. 0,112lit
 
G

giotbuonkhongten

Bài 10: Thổi một luồng CO qua hỗn hợp Fe và Fe2O3 nung nóng được chất khí B và hỗn hợp D gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho B lội qua dung dịch nước vôi trong dư thấy tạo 6 gam kết tủa. Hòa tan D bằng H2SO4 đặc, nóng thấy tạo ra 0,18mol SO2 còn dung dịch E. Cô cạn E thu được 24g muối khan. Xác định thành phần hỗn hợp ban đầu
nCO = 0,06 mol

Đặt x, y lần lượt là số mol Fe, Fe2O3

3.x + 0,06.2 = 0,18.2 --> x = 0,08 mol

mà x + 2y = 0,12 mol --> y = 0,02 mol

mFe = 4,48g, mFe2O3 = 3,2 g

Bài 16: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hóa trị x,y không đổi( R1 và R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư, lấy Cu thu được cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lit NO duy nhất( đktc). Nếu cho hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với HNO3 thì thu được N2 với thể tích là:
A. 0,336lit B. 0,2245lit C. 0,448lit D. 0,112lit

Thí nghiệm 1: A nhường e cho Cu, Cu lại nhường e cho NO --> số mol R1, R2 nhường là:

0,15 mol

Thí nghiệm 2: R1, R2 nhường trực tiếp, nN2 = 0,15/10 = 0,015 mol --> V = 0,336l :)
 
M

making123

Câu 2: 28/84 Cho 13,92g oxit sắt từ tác dụng với dd HNO3 thu được 0,448 lít khí NxOy (đktc). Khối lượng HNO3 nguyên chất đã tham gia phản ứng: A 43,52g. B 89,11g. C 25,87g. D 35,28g
Câu 3:Hòa tan hoàn toàn 5,04g hh gồm 3 kim loại X, Y, Z vào 100 ml dd HNO3 x(M) thu được mg muối khan, 0,02 mol NO2 và 0,05 mol N2O. Giá trị x và m là:
A 0,23 M và 54,1g B 0,2 M và 81,1g. C 0,9 M và 8,72g D 0,03 M và 21,1g
bài này như nào nhỉ????
 
Last edited by a moderator:
A

acsimet_91

Câu 2:
Gọi khí là NxOy
Quy đổi về Fe2O3 và FeO
Fe+2 -1e ----------------->Fe+3
N+5 +(5-2y/x)e ---------->N+2y/x
Bảo toàn e--------> NO
nHNO3 =9nFe3O4 +nNO=0,56
mHNO3=35,28
Nhớ thanks mình nhé:D:D

Câu 3: nHNO3 >2nN2O + nNO=0,12
------->0,1x >0,12
--------->x >1,2
------->đáp án sai hết cả rôi! :))
 
Last edited by a moderator:
L

lamtrang0708

1)cho luồng khí CO dư đi qua 9,1 g hh gồm Cu0 và Al203 nung nóng cho tơi khi p/ứ hoàn toàn thu đc 8,3 g cr.klg Cu0 trong hh là ????
2)cho V l hh khí gôm C0 và H2 p.ứ vs 1 lg dư hh rắn gồm Cu0 và Fe304 nung nóng.sau khi các p/ứ xảy ra hoàn toàn , klg hh rắn giảm 3,2g.V=?
 
C

conangasama

1)cho luồng khí CO dư đi qua 9,1 g hh gồm Cu0 và Al203 nung nóng cho tơi khi p/ứ hoàn toàn thu đc 8,3 g cr.klg Cu0 trong hh là ????
2)cho V l hh khí gôm C0 và H2 p.ứ vs 1 lg dư hh rắn gồm Cu0 và Fe304 nung nóng.sau khi các p/ứ xảy ra hoàn toàn , klg hh rắn giảm 3,2g.V=?

1)kl giam la oxi =0,8 gam=>nCuO=nO=0,8/16=0,05=>mCuO=43,956%
2) kl giam la oxi =3,2gam=>nCO+nH2=3,2/16=0,2=>V=4,48l
 
L

lamtrang0708

1) hỏi klg vậy là ra 8g k có đáp án nào ra thế
2) cũng vậy .trong đáp án khoanh k có đáp án nào như thế
xem lại dùm nhé
 
L

lamtrang0708

ko tớ k chơi xoáy
ví dụ bài ra 8 g thì có đáp án là 0,8g đó
4,48 l thì trong đáp án là 0.448 l
hình như bạn chỉ tính nhầm thôi chắc cách làm k sai đâu !
 
A

acsimet_91

câu 1 conangmasa làm đúng nhưng Trang tính nhâm rồi,mCu=4(g) mà.
câu2 :conangamasa cũng làm đúng rồi.
Trang kiểm tra lại chất lượng quyển sách đó đi
bây giờ nhiều sách viết sai lắm :)
 
K

khongbietveparabol_hocdotnhatlop

bài hóa:1)cho luồng khí CO dư đi qua 9,1 g hh gồm Cu0 và Al203 nung nóng cho tơi khi p/ứ hoàn toàn t

bạn lamtrang0708 xem lại đề đi, tôi thấy bạn conangasama làm đúng rồi đób-:):))
 
Top Bottom