bai tap khoa vip

N

nho_ngo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là 1 số bài tập trong khóa vip mình hok hiểu đc, các bạn giải dum mình với nhen
18. Hòa tan hoàn toàn 6,24g Mg vào dd HNO3 0,1M thu đc dd A và 1,12 lit hh khí X gồm N2 và N2O. Thêm lượng dư KOH vào dd A, đun nóng thì có khí thoát ra. Khí này tác dụng vừa đủ với 100ml dd HCl 0,1M. Thể tích mỗi khí có trong hh X là:
A. 0,672 lit và 0,224 lit
B. 0,448 lit và 0,672 lit
C. 0,448 lit và 0,896 lit
D. 0,672 lit và 0,896 lit
30. Hòa tan hoàn toàn 2,81g hh gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hh muối sunfat khan thu đc khi cô cạn dd có khối lượng là:
A. 7,71g
B. 6,91g
C. 7,61g
D. 6,81g
33. Có 8 lit 1 hh khí gồm O2 và O3. Sau 1 thời gian, ozon bị phân hủy hết, ta đc 1 chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2 lit. Thể tích (lit) của O2 và O3 trong hh đầu là:
A. 3 và 6
B. 2 và 4
C. 3 và 4
D. 4 và 4
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 1: bài này dùng định luật bảo toàn e.
Phần khử là Mg--ek=0,52 mol
Phần oxi hóa gồm N2, N2O và NH4NO3
Số mol NH4NO3= số mol NH3= số mol HCl =0,01 mol
Gọi x và y là số mol N2 và N2O
Ta có eo= 10nN2 + 8nN2O + 8nNH4NO3= 10x +8y + 0,08
Bảo toàn e---> 10x + 8y + 0,08 =0,26--> 10x + 8y =0,44
mà theo bài x + y= 0,05--> x=0,02; y=0,03
-->B.
Em có thể tham khảo bài giảng định luật bảo toàn e tại khóa học các phương pháp giải nhanh tại:
http://hocmai.vn/course/view.php?id=198&cid=12
30. Bài này dùng định luật bảo toàn khối lượng
Em có thể tham khảo bài giảng định luật bảo toàn lượng của khóa học các phương pháp giải nhanh.
m = 2,81 = 0,05*98-0,05*18=6,81
33. Quan sát thấy có mỗi D là tổng các khí = 8-->D
 
N

nho_ngo

Vậy còn bài này làm sao thầy:
41. Cho dòng khí CO đi qua ống sứ chứa 0,12 mol hh gồm Fe2O3 và FeOnung nóng, phản ứng tạo ra 0,138 mol CO. HH chất rắn còn lại trong ống nặng 14,352g gồm 4 chất. Hòa tan hết hh 4 chất này vào dd HNO3 dư đc Vl khí NO (sp khử duy nhất ). Giá trị của V là:
A. 0,672
B. 6,854
C. 0,224
D. 2,2848
 
T

tung_ftu09

Vậy còn bài này làm sao thầy:
41. Cho dòng khí CO đi qua ống sứ chứa 0,12 mol hh gồm Fe2O3 và FeOnung nóng, phản ứng tạo ra 0,138 mol CO. HH chất rắn còn lại trong ống nặng 14,352g gồm 4 chất. Hòa tan hết hh 4 chất này vào dd HNO3 dư đc Vl khí NO (sp khử duy nhất ). Giá trị của V là:
A. 0,672
B. 6,854
C. 0,224
D. 2,2848
pư tạo ra khí CO2 chứ nhỉ
mình làm thử nhé
đặt x , y là mol (Fe2O3 , FeO) --> x+y =0,12 (1)
mol CO2 thoát ra = mol O trong oxit bị tách ra = 0,138 mol
==> oxit còn (3x +2y)-0,138 mol O ( bảo toàn nguyên tố)
rắn còn lại = mFe + mO = 56(2x+y) + 16(3x+y-0,138) = 14,352 (2)
từ (1),(2) ==> x=0,09 , y=0,03 mol
quy đổi hỗn hợp oxit ban đầu ( Fe , O)
=> mol Fe =2x+y =0,21 , mol O = 3x+y =0,3
xét cả quá trình oxh_khử (bảo toàn e)
Khử : Fe -3e =Fe+3 ==> mol e khử =0,21*3=0,63mol
OXH:
O +2e = O-2
N+5 + 3e = N+2
==> mol e OXH = 2.0,3 + 3a ( đặt a là mol NO)
bảo toàn e : 0,63 = 0,6 +3a ==> a=0,01 mol
==> V= 0,224 lít
Đáp Án C OKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKK
 
N

nho_ngo

Uh, đúng là mình ghi đề sai, phài là: 0,138 mol CO2. Nhưng đáp án đúng là D: 2,2848 lit. MÌnh cũng hok biết tại sao nữa
 
J

jonapham

minh` xin chia se~ kinh nghiem voi cac' ban. nha !
chung' minh` co' cong thuc' the' nay`

mFe= o,7*mhh sat õit + 5,6*( hieu so oxh cua? san pham khu? )*mol san? pham?

Trong truong` hop. nay` ta co' : mFe=0,21*56=11,76g
mhh sat oxit=14,352g
san? pham? khu? o? day la NO nen ta dc :
5,6*3 * nNO=11,76 - 0,7*14,352 =1,7136
==> nNO=1,7136: ( 5,6 * 3) =0,102 ===> V = 2,2848

Chuc' cac' ban. hoc tot' nhen !!!!!
 
N

nho_ngo

Đây là 2 bt về kim loại kiềm trong đề thi thử của trường mình, các bạn gjúp mình với :
1. Thực hiện hai thí nghiệm sau:
• Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp Ba và Al vào nước dư, thu được 0,896 lít khí (ở đktc)
• Thí nghiệm 2: Cũng cho m gam hỗn hợp trên cho vào dung dịch NaOH dư thu được 2,24 lít khí (ở đktc) Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 2,85 gam
B. 2,99 gam
C. 2,72 gam
D. 2,80 gam
2. Hòa tan hoàn toàn 7,3 gam hỗn hợp X gồm kim loại Na và kim loại M (hóa trị n không đổi) trong nước thu được dung dịch Y và 5,6 lít khí hiđro (ở đktc). Để trung hòa dung dịch Y cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Phần trăm về khối lượng của kim loại M trong hỗn hợp X là:
A. 68,4 %
B. 36,9 %
C. 63,1%
D. 31,6 %
 
H

hocmai.hoahoc

Đây là 2 bt về kim loại kiềm trong đề thi thử của trường mình, các bạn gjúp mình với :
1. Thực hiện hai thí nghiệm sau:
• Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp Ba và Al vào nước dư, thu được 0,896 lít khí (ở đktc)
• Thí nghiệm 2: Cũng cho m gam hỗn hợp trên cho vào dung dịch NaOH dư thu được 2,24 lít khí (ở đktc) Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 2,85 gam
B. 2,99 gam
C. 2,72 gam
D. 2,80 gam
2. Hòa tan hoàn toàn 7,3 gam hỗn hợp X gồm kim loại Na và kim loại M (hóa trị n không đổi) trong nước thu được dung dịch Y và 5,6 lít khí hiđro (ở đktc). Để trung hòa dung dịch Y cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Phần trăm về khối lượng của kim loại M trong hỗn hợp X là:
A. 68,4 %
B. 36,9 %
C. 63,1%
D. 31,6 %
Bài 1: Trong dạng toán Al và một kim loại kiềm hay kiềm thổ tác dụng với H2O các em phải chú ý điều quan trọng nhất là '' Al hết hay ko''
Ta nhận thầy ở TN2 Al hết còn ở thì nghiệm 1 Al dư
Như vậy gọi số mol Al là x số mol Ba là y
Từ đó em sẽ làm ra kết quả
Bài 2: Đầu tiên nhận thầy NaOH dư + HCl = 0,1 mol
Số mol H2= 0,25 mol--> số mol Na = 0,5--> m =11,5--> Vô lý--> M phải là kim loại lưỡng tính. Có 2 nhóm lưỡng tính là Al, Cr hóa trị 3 và Zn Pb hóa trị II.
Ta nghiêm về nhóm hóa trị 3
Gọi số mol Na là x, M là y
Ta có 23x + My= 7,3
x + 3y = 0,5
x- y= 0,1
Từ đây tìm được M là Al
--> %M là --> 36,98%
HCl đề trung hòa dung dịch là 0,1 mol
 
Top Bottom