Hóa 12 Bài tập khó

phanngoctotam

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tám 2013
106
36
26

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
hỗn hợp X gồm metyl fomat metyl axetat và đimety oxalat ( trong đó nguyên tố oxi chiếm 52% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 45,2 g muối. Giá trị của m là.
A: 40,2
B: 40
C: 32
D: 42
m(O)=0,52m => n(O)=0,0325m mol
=> n(COOCH3)=0,01625m mol
=> n(COONa)=0,01625m mol
m(muối)=m+m(Na)-m(CH3)=m+0,01625m.(23-15)=45,2g => m=40g
 

phanngoctotam

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tám 2013
106
36
26
m(O)=0,52m => n(O)=0,0325m mol
=> n(COOCH3)=0,01625m mol
=> n(COONa)=0,01625m mol
m(muối)=m+m(Na)-m(CH3)=m+0,01625m.(23-15)=45,2g => m=40g

Bạn ơi, mình không hiểu rõ cách bạn quy đổi

ngay từ dòng thứ 2 tại sao nO bạn lại suy ra được n (COOCH3) = 0,01625 rồi lại suy ra n(COONa), bạn dùng bảo toàn O hay sao bạn

m(muối)=m+m(Na)-m(CH3), m (CH3) tại sao có biểu thức như vậy

Mình không hình dung được cái gì hết @@
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ngay từ dòng thứ 2 tại sao nO bạn lại suy ra được n (COOCH3) = 0,01625 rồi lại suy ra n(COONa), bạn dùng bảo toàn O hay sao bạn
chuẩn rồi bạn, dùng bảo toàn O ta thấy n(COOCH3)=1/2nO (vì nhóm COO có 2O)
tiếp theo, n(COONa)=n(COOCH3)
vì có cùng số oxi
m(muối)=m+m(Na)-m(CH3), m (CH3) tại sao có biểu thức như vậy
nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy toàn bộ este trên đều là este của metanol (CH3OH), tức là nó đều có dạng R(COOCH3)n
Khi thủy phân trong môi trường kiềm, gốc CH3 ở trong phân tử sẽ bị thay bằng Na
R(COOCH3)n + nNaOH ---> R(COONa)n + nCH3OH
do chỉ thay CH3 thành Na thôi nên dùng bảo toàn khối lượng, vẫn có: m(este)+m(Na)-m(CH3)=m(muối)
 
Top Bottom