bài tập khó mong thầy ngọc và thầy sơn giúp em giải chi tiết à

T

thanhthinh_mx

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Hòa tan 15,5 g hỗn hợp bột Al , Mg , Fe vào 1 lít dd HNO3 loãng , dư thu được 8,96 lít khí NO ( duy nhất ) ở dktc . nếu hòa tan 0,05 mol hh A bằng dd H2SO4 loãng , dư thì thu được dd C . thêm một lượng dư NaOH vào dd C thì thu được kết tủa D . lọc kết tủa nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khi có khối lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn E. tính khối lượng của các kim loại trong 15,5 gam hỗn hợp ban đầu

2) Đốt cháy m gam bột Cu trong không khí được hỗn hợp chất rắn X .hòa tan hoàn toàn X trong 200 gam dd HNO3 được dd Y và 2,24 lít khí NO ( dktc) .Y tác dụng vừa đủ với 300 ml dd NaOH 2M , được kết tủa R . sau khi nung R đến khối lượng không đổi được 20 gam chất rắn . Tính khối lượng Cu ban đầu và thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X .

 
H

hocmai.hoahoc

1) Hòa tan 15,5 g hỗn hợp bột Al , Mg , Fe vào 1 lít dd HNO3 loãng , dư thu được 8,96 lít khí NO ( duy nhất ) ở dktc . nếu hòa tan 0,05 mol hh A bằng dd H2SO4 loãng , dư thì thu được dd C . thêm một lượng dư NaOH vào dd C thì thu được kết tủa D . lọc kết tủa nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khi có khối lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn E. tính khối lượng của các kim loại trong 15,5 gam hỗn hợp ban đầu
Đây thực chất là dạng toán chia hỗn hợp thành 2 phần không bằng nhau:
Gọi số mol của Al , Mg , Fe trong 15,5 g hỗn hợp là x, y, z
Ta có: 27x + 24y + 56z = 15,5 (1)
Áp dụng ĐLBNT e: 3nAl + 2nMg + 3nFe = 3nNO
=> 3x + 2y + 3z = 1,2 (2)
Ta có: (x+y + z)*k = 0,05 (3)
mE = mFe2O3 + mMgO = (40y + 80x )*k = 2 (4)
Lấy (4) chia cho (3) ta được: x = z (5)
=> x=z = 0,1, y = 0,3
2) Đốt cháy m gam bột Cu trong không khí được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong 200 gam dd HNO3 được dd Y và 2,24 lít khí NO ( dktc) .Y tác dụng vừa đủ với 300 ml dd NaOH 2M , được kết tủa R. Sau khi nung R đến khối lượng không đổi được 20 gam chất rắn . Tính khối lượng Cu ban đầu và thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X .
Ta có sơ đồ: Cu == > X ( CuO, Cu) ==> Cu(NO3)2 == > Cu(OH)2 == > CuO
nCu = nCuO = 0,025 mol => m = 1,6 g.
Áp dụng định luật bảo toàn e:
2nCu = 2nO(X) + 3nNO =>nO(X) = 0,01 mol
=>mX = mCu + mO(X) = 1,6 + 0,01*16 =1,76 g
%CuO(X) = 80*0,01/1,76 *100 = 45,45 %
 
T

thanhthinh_mx

câu 2 em không hiểu .........nhưng trong đáp án là mCuO = 8 g ạ
còn bài 1 k là gì vậy thầy ....mong thầy giải chi tiết hơn .....em cảm ơn thầy nhiều
 
H

hocmai.hoahoc

Chào em!
Như thầy đã nói ở trên : Câu 1, là loại dạng toán chia hỗn hợp thành 2 phần không bằng nhau. Tuy nhiên các chất trong hỗn hợp ở các phần khác nhau ( 15,5 g - 0,05 mol) sẽ tỉ lệ với nhau theo hệ số tỉ k
Tức là
Gọi số mol của Al , Mg , Fe trong 15,5 g hỗn hợp là x, y, z
thì số mol của Al, Mg và Fe trong 0,05 mol A sẽ là kx, ky và kz
Từ đó ta có các phương trình
Ta có: 27x + 24y + 56z = 15,5 (1)
Áp dụng ĐLBNT e: 3nAl + 2nMg + 3nFe = 3nNO
=> 3x + 2y + 3z = 1,2 (2)
Ta có: (x+y + z)*k = 0,05 (3)
mE = mFe2O3 + mMgO = (40y + 80x )*k = 2 (4)
Lấy (4) chia cho (3) ta được: x = z (5)
Giải hệ *1) (2) và (5) ta được:
=> x=z = 0,1, y = 0,3
Câu 2: Thầy tính nhầm số mol CuO nên kết quả có sai khác đôi chút
Ta có sơ đồ: Cu == > X ( CuO, Cu) ==> Cu(NO3)2 == > Cu(OH)2 == > CuO
nCu = nCuO = 0,25 mol => m = 16 g.
Áp dụng định luật bảo toàn e:
2nCu = 2nO(X) + 3nNO =>nO(X) = 0,1 mol
=>mX = mCu + mO(X) = 1,6 + 0,1*16 =17,6 g
mCuO = 80*0,1 = 8 g
%CuO(X) = 8/17,6 *100 = 45,45 %
 
T

thanhthinh_mx

1) X,Y đều là hai nguyên tố nhóm A. Nguyên tử X có tổng số electron s là 7, Y là nguyên tố p, có số electron
lớn hơn 15, có 3 lớp electron và có 2 electron p độc thân ở trạng thái cơ bản. Xác định X, Y và gọi tên. (b) So
sánh bán kính của ion A+, B2- và giải thích. (c) Viết sơ đồ hình thành liên kết trong oxit bậc cao nhất của X. Viết
công thức cấu tạo và cho biết dạng hình học của oxit bậc cao nhất và hiđroxit tương ứng của Y.

2) Hỗn hợp Y gồm hai chất hữu cơ A và B cùng chức hoá học. Nếu đun nóng 15,7 gam hỗn hợp Y với NaOH dư thì thu
được muối của một axit hữu cơ đơn chức và 7,6 gam hỗn hợp hai rượu no đơn chức bậc nhất kế tiếp nhau trong
cùng dãy đồng đẳng. Nếu đốt 15,7 gam hỗn hợp Y thì cần dùng vừa hết 21,84 lít O2 và thu được 17,92 lít CO2 (các thể
tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định công thức cấu tạo của A và B.


THẦY ƠI THẦY GIÚP EM BÀI NÀY VỚI ....THẦY ƠI SAO ,MÀ EM THẤY ĐỀ BÀI DÀI LÀ EM SỢ À ...THẦY CÓ KINH NGHIỆM LÀM BÀI TOÁN DÀI KHÔNG THẦY CHỈ EM VỚI THẦY ....EM CẢM ƠN THẦY
 
T

thanhthinh_mx

Cho m1 gam hh Mg , Al vào m2 gam dd HNO3 24% . sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít hh khí X gồm NO ,N2O , N2 bay ra (dktc) và được dd A , thêm một lượng O2 vừa đủ vào X , sau phản ứng thu được hh Y . dẫn Y qua từ từ dd NaOH , có 4,48 lít hh khí Z đi ra ( dktc) .dz/H2= 20 . nếu cho dd NaOH vào A để được kết tủa lớn nhất thu được 62,2 gam kết tủa
a) viết pt hóa học
b) tính m1 và m2 . biết lượng HNO3 đã lấy dư 20% so với lượng chất cần thiết
c) tính C% các chất trong dd
 
H

hocmai.hoahoc

1) X,Y đều là hai nguyên tố nhóm A. Nguyên tử X có tổng số electron s là 7, Y là nguyên tố p, có số electron lớn hơn 15, có 3 lớp electron và có 2 electron p độc thân ở trạng thái cơ bản. Xác định X, Y và gọi tên.
(b) So sánh bán kính của ion A+, B2- và giải thích.
(c) Viết sơ đồ hình thành liên kết trong oxit bậc cao nhất của X. Viết công thức cấu tạo và cho biết dạng hình học của oxit bậc cao nhất và hiđroxit tương ứng của Y.

Nguyên tử X có tổng số electron s là 7, mà mỗi phân lớp s có tối đa 2 e nên cấu hình e của X là [Ar]4s1 => X là K
Y là nguyên tố p, có số electron lớn hơn 15, có 3 lớp electron và có 2 electron p độc thân ở trạng thái cơ bản => Cấu hình e của Y: 1s2-2s2-2p6-3s23p4 => Y là S
Bán kính: rK+ > RS2- vì K ở chu kỳ lớn hơn nên bán kính nguyên tử lớn hơn
Oxit thường gặp của K là K2O, ngoài ra còn có K2O2
Oxi tương ứng của S là SO2 và SO3
2) Hỗn hợp Y gồm hai chất hữu cơ A và B cùng chức hoá học. Nếu đun nóng 15,7 gam hỗn hợp Y với NaOH dư thì thu được muối của một axit hữu cơ đơn chức và 7,6 gam hỗn hợp hai rượu no đơn chức bậc nhất kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Nếu đốt 15,7 gam hỗn hợp Y thì cần dùng vừa hết 21,84 lít O2 và thu được 17,92 lít CO2 (các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định công thức cấu tạo của A và B.

Y tác dụng với NaOH dư thì thu được muối của một axit hữu cơ đơn chức và hai rượu no đơn chức bậc nhất kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng => A, B là các este có chung gốc axit và rượu đồng đẳng kế tiếp
Gọi công thức chung của A, B là CnH2nO2
nCO2 = 0,8 mol; nO2 = 0,975 mol
CnH2nO2 + (3n-2)/2O2 == > nCO2 + nH2O
x--------------(3n-2)x/2 ----------n
=>n => nhh Y
m muối = mhh Y + mNaOH – m hh acol =>CTCT muối => A,B
3) Cho m1 gam hh Mg , Al vào m2 gam dd HNO3 24% . sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít hh khí X gồm NO ,N2O , N2 bay ra (dktc) và được dd A , thêm một lượng O2 vừa đủ vào X , sau phản ứng thu được hh Y . dẫn Y qua từ từ dd NaOH , có 4,48 lít hh khí Z đi ra ( dktc) .dz/H2= 20 . nếu cho dd NaOH vào A để được kết tủa lớn nhất thu được 62,2 gam kết tủa
a) viết pt hóa học
b) tính m1 và m2 . biết lượng HNO3 đã lấy dư 20% so với lượng chất cần thiết
c) tính C% các chất trong dd

nNO + nN2O + nN2 = 0,4mol
khí Z phản ứng với O2 có NO phản ứng: NO =>NO2 khi đi qua dd NaOH bị giữ lại.
nN2O + nN2 = 0,2 mol
=>nNO = 0,2 mol
dZ/H2= 20 =>nN2/nN2O = 1/3 => nN2 = 0,05mol, nN2O = 0,15 mol
gọi nMg = x, nAl = y
Áp dụng ĐLBT electron:
Ta có: 2nMg + 3nAl = 3nNO + 8nN2O + 10nN2 = > 2x + 3y = 2,3 (1)
m kt max = mMg(OH)2 + mAl(OH)3 = 58x + 78y = 62,2 (2)
=>x = 0,4, y = 0,5
Áp dụng ĐLBT nguyên tố : nHNO3 = nNO3- + nNO + 2nN2O + 2nN2 =2nMg + 3nAl+ nNO + 2nN2O + 2nN2 = 2,3 + 0,2 + 2*0,15 + 2*0,05 = 2,9 mol
=>m2 = 2,9*63*100/24 + 2,9*63*100/24*100/20 = 913, 5 g.
 
Top Bottom