1) X,Y đều là hai nguyên tố nhóm A. Nguyên tử X có tổng số electron s là 7, Y là nguyên tố p, có số electron lớn hơn 15, có 3 lớp electron và có 2 electron p độc thân ở trạng thái cơ bản. Xác định X, Y và gọi tên.
(b) So sánh bán kính của ion A+, B2- và giải thích.
(c) Viết sơ đồ hình thành liên kết trong oxit bậc cao nhất của X. Viết công thức cấu tạo và cho biết dạng hình học của oxit bậc cao nhất và hiđroxit tương ứng của Y.
Nguyên tử X có tổng số electron s là 7, mà mỗi phân lớp s có tối đa 2 e nên cấu hình e của X là [Ar]4s1 => X là K
Y là nguyên tố p, có số electron lớn hơn 15, có 3 lớp electron và có 2 electron p độc thân ở trạng thái cơ bản => Cấu hình e của Y: 1s2-2s2-2p6-3s23p4 => Y là S
Bán kính: rK+ > RS2- vì K ở chu kỳ lớn hơn nên bán kính nguyên tử lớn hơn
Oxit thường gặp của K là K2O, ngoài ra còn có K2O2
Oxi tương ứng của S là SO2 và SO3
2) Hỗn hợp Y gồm hai chất hữu cơ A và B cùng chức hoá học. Nếu đun nóng 15,7 gam hỗn hợp Y với NaOH dư thì thu được muối của một axit hữu cơ đơn chức và 7,6 gam hỗn hợp hai rượu no đơn chức bậc nhất kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Nếu đốt 15,7 gam hỗn hợp Y thì cần dùng vừa hết 21,84 lít O2 và thu được 17,92 lít CO2 (các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định công thức cấu tạo của A và B.
Y tác dụng với NaOH dư thì thu được muối của một axit hữu cơ đơn chức và hai rượu no đơn chức bậc nhất kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng => A, B là các este có chung gốc axit và rượu đồng đẳng kế tiếp
Gọi công thức chung của A, B là CnH2nO2
nCO2 = 0,8 mol; nO2 = 0,975 mol
CnH2nO2 + (3n-2)/2O2 == > nCO2 + nH2O
x--------------(3n-2)x/2 ----------n
=>n => nhh Y
m muối = mhh Y + mNaOH – m hh acol =>CTCT muối => A,B
3) Cho m1 gam hh Mg , Al vào m2 gam dd HNO3 24% . sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít hh khí X gồm NO ,N2O , N2 bay ra (dktc) và được dd A , thêm một lượng O2 vừa đủ vào X , sau phản ứng thu được hh Y . dẫn Y qua từ từ dd NaOH , có 4,48 lít hh khí Z đi ra ( dktc) .dz/H2= 20 . nếu cho dd NaOH vào A để được kết tủa lớn nhất thu được 62,2 gam kết tủa
a) viết pt hóa học
b) tính m1 và m2 . biết lượng HNO3 đã lấy dư 20% so với lượng chất cần thiết
c) tính C% các chất trong dd
nNO + nN2O + nN2 = 0,4mol
khí Z phản ứng với O2 có NO phản ứng: NO =>NO2 khi đi qua dd NaOH bị giữ lại.
nN2O + nN2 = 0,2 mol
=>nNO = 0,2 mol
dZ/H2= 20 =>nN2/nN2O = 1/3 => nN2 = 0,05mol, nN2O = 0,15 mol
gọi nMg = x, nAl = y
Áp dụng ĐLBT electron:
Ta có: 2nMg + 3nAl = 3nNO + 8nN2O + 10nN2 = > 2x + 3y = 2,3 (1)
m kt max = mMg(OH)2 + mAl(OH)3 = 58x + 78y = 62,2 (2)
=>x = 0,4, y = 0,5
Áp dụng ĐLBT nguyên tố : nHNO3 = nNO3- + nNO + 2nN2O + 2nN2 =2nMg + 3nAl+ nNO + 2nN2O + 2nN2 = 2,3 + 0,2 + 2*0,15 + 2*0,05 = 2,9 mol
=>m2 = 2,9*63*100/24 + 2,9*63*100/24*100/20 = 913, 5 g.