bài tập hữu cơ

H

hau0813

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1: Cho 5,24 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol, cresol phản ứng vừa đủ 60 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 6,56. B. 8,66. C. 6,78. D. 5,43


2: Thổi hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí A khô (H2, CO, CO2). Cho A qua dung dịch Ca(OH)2 thì còn lại hỗn hợp khí B khô (H2, CO). Khí B tác dụng vừa hết 17,92 gam CuO thấy tạo thành 2,52 gam nước. %CO2 (theo V) trong A là:
A. 20% B. 11,11% C. 30,12% D. 22,22%



3: Lần lượt cho các chất vinyl axetat; 2,2 – điclopropan; phenyl axetat và 1,1,1 – tricloetan tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Trường hợp nào dưới đây phản ứng đã viết sai?
A. CH¬3¬COOC¬6¬H¬5¬ + 2NaOH → CH¬3¬COONa + C¬6¬H¬5¬ONa + H¬2¬O
B. CH¬3¬CCl¬3¬ + 3NaOH → CH¬3¬COOH + 3NaCl + H¬2¬O
C. CH¬3¬CCl¬2¬CH¬3¬ + 2NaOH → CH¬3¬COCH¬3¬ + 2NaCl + H¬2¬O
D. CH¬3¬COOCH=CH¬2¬ + NaOH → CH¬3¬COONa + CH¬3¬CHO


bạn nào bít thì chỉ m với
 
G

girlbuon10594

1: Cho 5,24 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol, cresol phản ứng vừa đủ 60 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 6,56. B. 8,66. C. 6,78. D. 5,43

~~> Gợi ý:

Ta thấy PƯ tỉ lệ của các chất là 1:1 ( tự viết PƯ ra nhé )

Ta thấy Cứ 1 mol chất tác dụng với 1 mol NaOH \Rightarrow [TEX]m_{tang}=22 g [/TEX]

Mà [TEX]n_{NaOH}=0,06 mol[/TEX] \Rightarrow [TEX]m_{ tang}=0,06.22=1,32 g[/TEX]

\Rightarrow [TEX]m_{muoi}=m_{hh}+m_{tang}=5,24+1,32=6,56 g[/TEX]


Câu 2: Thổi hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí A khô (H2, CO, CO2). Cho A qua dung dịch Ca(OH)2 thì còn lại hỗn hợp khí B khô (H2, CO). Khí B tác dụng vừa hết 17,92 gam CuO thấy tạo thành 2,52 gam nước. %CO2 (theo V) trong A là:
A. 20% B. 11,11% C. 30,12% D. 22,22%

~~> Gợi ý:

Với bài này thì nên viết sơ đồ tổng quát, coi như tóm tắt đầu bài ra

[TEX]n_{H_2 (A)}=n_{H_2 (B)}=n_{H_2O}=\frac{2,52}{18}=0,14 mol[/TEX]

Bảo toàn nguyên tố O ( giao đoạn từ B đến D)

[TEX]n_{O(CO)}+n_{O(CuO)}=n_{O(CO_2 trong D)}+n_{O(H_2O)}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]n_{O (CO_2 trong D)}-n_{O(CO)}=n_{O(CuO)}-n_{O(H_2O)}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]n_{CO(A)}=n_{CO(B)}=n_{CO_2(D)}=n_{CuO}-n_{H_2O}=\frac{17,92}{80}-0,14=0,084 mol[/TEX]

Bảo toàn nguyên tố O ( giai đoạn từ nước đến A)

[TEX]n_{O(H_2O)}=n_{O(CO)}+n_{O(CO_2 trong A)}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]n_{O(CO_2 trong A}=n_{O(H_2O)}-n_{O(CO)}=n_{H_2O}-n_{CO}=0,14-0,084=0,056 mol[/TEX]

\Rightarrow [TEX]n_{CO_2 trong A}=\frac{0,056}{2}=0,028 mol[/TEX]

\Rightarrow [TEX]%V_{CO_2 trong A}=\frac{0,028}{0,028+0,084+0,014}=22,22%[/TEX]
 
Top Bottom