Bài tập hidrocacbon cần gấp

V

vjtkon1998

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1: Có hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon X, Y (chứa cùng H trong phân tử, có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được số mol nước gấp 3 lần số mol hỗn hợp đem đốt; số mol CO2 thu được nhiều hơn số nước 1 lượng bằng số mol mỗi hidrocacbon có trong hôn hợp. Số mol CÒ sinh ra do Y cháy nhiều hơn do X cháy 1 lượng = số mol mỗi hidrocacbon. Xác định CTPT và dựa theo hóa trị các nguyên tố C, h để viết CTCT có thể có của X, Y

Bài 2: Hỗn hợp khí A gồm H2 và 1 hidrocacbon X (mạch hở có CT CnH2n) có tỉ lệ số mol 1:1. Nung nóng A có xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí B, B có tỉ khối với H2 là 23,3. Tìm CTPT của X

Bài 3. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí và hơi gồm C2h4, C6H12, C7H8 cần thể tích oxi gấp 6 lần thể tích hỗn hợp đem đốt. Các thể tích đó cùng diều kiên nhiệt độ, áp suất. Tính thành phần % thể tích của C2H4 trong hỗn hợp trên

Bài 4. Cho 1,12l hỗn hợp khí X gồm 2 hidrocacbon mạch hở có dạng CT khác nhau (đktc)
.Chia X thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn cho sản phẩm qua H2SO4đ sau đó qua KOH đặc. Sau thí nghiệm bình KOH tăng 2,2g
- Phần 2 dẫn qua dung dịch Brom dư, lượng Brom đã phản ứng là 5,92g và không có khí thoát ra
Xác định CTPT của 2 hidrocacbon

Mọi người giúp tớ nhá...tớ đang cần gấp...tks all
__________-
 
C

cam25101998

bài 1: Có hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon X, Y (chứa cùng H trong phân tử, có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được số mol nước gấp 3 lần số mol hỗn hợp đem đốt; số mol CO2 thu được nhiều hơn số nước 1 lượng bằng số mol mỗi hidrocacbon có trong hỗn hợp. Số mol CO2 sinh ra do Y cháy nhiều hơn do X cháy 1 lượng = số mol mỗi hidrocacbon. Xác định CTPT và dựa theo hóa trị các nguyên tố C, H để viết CTCT có thể có của X, Y
-------------------------------------------
CxHz + (x+z/4)O2 --to--> xCO2 + z/2H2O
__a___________________ax____az/2_
CyHz + (y+z/4)O2 --to--> yCO2 + z/2H2O
__a___________________ay____az/2_

Vì số mol nước gấp 3 lần số mol hỗn hợp đem đốt nên:

az/2 = 3a
<=> z = 6

Vì số mol CO2 thu được nhiều hơn số nước 1 lượng bằng số mol mỗi hidrocacbon có trong hỗn hợp nên:

(ax + ay) - (az/2 + az/2) = a
<=> ax + ay - az = a
<=> x + y - z = 1
<=> x + y - 6 = 1
<=> x + y = 7 (1)

Vì số mol CO2 sinh ra do Y cháy nhiều hơn do X cháy 1 lượng = số mol mỗi hidrocacbon nên:

ay - ax = a
<=> y - x = 1 (2)

Từ (1), (2) => x = 3; y = 4

vậy CTPT của 2 hidrocacbon đó là C3H6 và C4H6

CTCT:

*C3H6:

CH2 = CH - CH3

CH2
/ \
H2C -- CH2

*C4H6:

CH = C - CH2 - CH3

CH3 - C = - C - CH3

HC = CH
| |
H2C - CH2

CH2
/ \
HC = C - CH3

Lương Mạnh Cầm
 
C

cam25101998

Bài 2: Hỗn hợp khí A gồm H2 và 1 hidrocacbon X (mạch hở có CT CnH2n) có tỉ lệ số mol 1:1. Nung nóng A có xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí B, B có tỉ khối với H2 là 23,3. Tìm CTPT của X
------------------------------------------------
CnH2n + H2 -----> CnH2n+2
__a_____a________a_

Vì số mol 2 khí tham gia = nhau, theo PTHH trên nếu phản ứng đạt hiệu suất 100% thì chỉ thu được 1 sản phẩm duy nhất là CnH2n+2 nhưng đề bài lại tạo hỗn hợp khí B nên hiệu suất không đạt 100%

Giả sử số mol của H2 và 1 hidrocacbon X ban đầu đều là 1 mol thì
B gồm:
1 - a mol CnH2n dư => mCnH2n dư = 14n(1 - a) = 14n - 14an
1 - a mol H2 dư => mH2 dư = 2(1 - a) = 2 - 2a
a mol CnH2n+2 => mCnH2n+2 = (14n + 2)a = 14an + 2a
mB = 14n - 14an + 2 - 2a + 14an + 2a = 14n + 2
nB = 1 - a + 1 - a + a = 2 - a

MB = 23.3 x 2 = 46.6 (đvC)
Vậy (14n + 2)/(2 - a) = 46.6
<=> 14n + 2 = 93.2 - 46.6a
<=> 14n + 2 - 93.2 = - 46.6a
<=> 14n - 91.2 = - 46.6a
<=> 46.6a = 91.2 - 14n

đkiện: n > 1; a < 1
nghiệm thích hợp n = 4 hoặc n = 5 hay n = 6
Vậy hidrocacbon X có thể là một trong 3 chất
C4H8 ; C5H10 ; C6H12

Lương Mạnh Cầm
 
Last edited by a moderator:
C

cam25101998

Bài 4. Cho 1,12l hỗn hợp khí X gồm 2 hidrocacbon mạch hở có dạng CT khác nhau (đktc)
.Chia X thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn cho sản phẩm qua H2SO4đ sau đó qua KOH đặc. Sau thí nghiệm bình KOH tăng 2,2g
- Phần 2 dẫn qua dung dịch Brom dư, lượng Brom đã phản ứng là 5,92g và không có khí thoát ra
Xác định CTPT của 2 hidrocacbon
------------------------------------------------------------------
vì 2 hidrocacbon mạch hở có dạng CT khác nhau mà khi dẫn qua dung dịch Brom dư, xảy ra phản ứng và không có khí thoát ra nên 2 hidrocacbon đó có 1 anken và 1 ankin có ct là:
CnH2n và CmH2m-2
nmỗi hỗn hợp khí X = 1.12/22.4/2 = 0.025 (mol)

*Phần 1:

CnH2n + 1.5nO2 -----> nCO2 + nH2O
__a_________________an_
CmH2m-2 + (1.5m-0.5)O2 -----> mCO2 + (m-1)H2O
__b________________________bm_

Ta có:
a + b = 0.025 (1)
an + bm = 2.2/44 = 0.05 (2)

*Phần 2:

CnH2n + Br2 -----> CnH2nBr2
__a_____a_
CmH2m-2 + 2Br2 -----> CmH2m-2Br4
__b________2b_

Ta có:
a + 2b = 5.92/160 = 0.037 (3)

Từ (1),(3) => a = 0.013; b = 0.012

Thế vào (2) ta được:
0.013n + 0.012m = 0.05
<=> 13n + 12m = 50

đkiện: n,m > 1
nghiệm hợp lí n = 2; m = 2

Vậy 2 hidrocacbon đó là C2H4 và C2H2

Lương Mạnh Cầm
 
C

cam25101998

Bài 3. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí và hơi gồm C2H4, C6H12, C7H8 cần thể tích oxi gấp 6 lần thể tích hỗn hợp đem đốt. Các thể tích đó cùng diều kiên nhiệt độ, áp suất. Tính thành phần % thể tích của C2H4 trong hỗn hợp trên
-------------------------------------------------------
C2H4 + 3O2 -----> 2CO2 + 2H2O
__a____3a_
C6H12 + 9O2 -----> 6CO2 + 6H2O
__b_____9b_
C7H8 + 9O2 -----> 7CO2 + 4H2O
__c____9c_

có 3a + 9b +9c = 6a + 6b + 6c
<=> 3a = 3b + 3c
<=> a = b +c

Vậy %VC2H4 = a/(a+b+c) = (b+c)/(b+c+b+c) = 1/2 = 50%

Lương Mạnh Cầm
 
Top Bottom