Làm bài 3 trước đã, làm hết một loại chắc là nản lắm.
Có nhận xét này: Khi đặt kính O2 tại giữa O1 và O3 mà ảnh qua cả hệ thấu kính không đổi chứng tỏ ảnh AB qua thấu kính O1 phải rơi ngay vào quang tâm O2. Khi đó ta biết được d1' = 36 cm và d3 = 34 cm.
Vậy được các pt sau:
[TEX]\frac{1}{f_1} =\frac{1}{d_1}+\frac{1}{36} [/TEX]
[TEX]\frac{1}{f_3} =\frac{1}{34}+\frac{1}{d_3'} [/TEX]
Lại có [TEX]K = \frac{d_3'}{34}.\frac{36}{d_1} = 6[/TEX], [TEX]d_1 + 70 + d_3' = 370[/TEX]
Từ đó tính được [TEX]d_1 = 45, d_3' = 255, f_1 = 20, f_3 = 30 [/TEX]
Giờ là đi tìm tiêu cự của thấu kính O2. Nếu O1O2 = 46 cm thì ảnh ra vô cùng. Ảnh ra vô cùng chứng tỏ ảnh qua thấu kính O2 (đóng vai trò là vật đối với tk O3) sẽ rơi vào tiêu điểm thấu kính O3. Xét vị trí các thấu kính như sau:
(Mũi tên đứt là ảnh qua thấu kính O1). Có thể thấy ảnh qua O2 chỉ có thể lot vào tiêu điểm trước của thấu kính O3.Như vậy có thể thấy O2 phải là thấu kín phân kì chứ ko6ng phải hội tụ. (Ban đầu không biết nên vẽ sai)
Khi đó ta có d2 = 46 - 36 = 10 cm. d2' = 24 - 30 = -6cm.
Ta tính được f2 = -15 cm.
Để độ lớn của ảnh qua hệ thấu kính không phụ thuộc vào vị trí AB thì hệ thấu kính sắp xếp sao cho tia tới hệ này là tia song song thì tia ló ra khỏi hệ cũng là tia song song.
Xét tia sáng từ A đi song song với trục chính, khi đó tia ló của nó sẽ đi qua F1. Để tia ló ra khỏi F3 cũng là tia song song thì tia ló ra khỏi O2 phải đi qua F3.
Như vậy nghĩa là ảnh của F1 qua thấu kính O2 phải đi qua tiêu điểm trước của O3.
Xét O2 nằm trong khoảng O1 F1, khi ấy rơi vào trường hợp vật ảo - ảnh thật.
Xét O2 nằm trong khoảng F1 đến O3, khi ấy là trường hợp vật thật ảnh ảo.
Giải từng trường hợp sẽ ra.