Bài tập hay trong đề thi thử trường chuyên Nguyễn Huệ hay

T

trinhchithanh_1689

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 44: Dung dịch X chứa các ion : Ba2+, Na+, HCO3-, Cl- trong đó số mol Cl- là 0,24. Cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 9,85g kết tủa. Cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76g kết tủa. Nếu đun sôi dung dịch X đến cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
A. 15,81 B. 18,29. C. 31,62 D. 36,58

Câu 32: Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken. Cho X tác dụng với 4,704 lít H2 (đktc) cho đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí trong đó có H2 dư và 1 hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình đựng nước vôi trong tăng 16,2 gam và có 18 gam kết tủa tạo thành. Công thức của 2 hiđrocacbon là:
A. C2H6 và C2H4 B. C2H8 và C3H6 C. C4H10 và C4H8 D. C5H10 và C5H12

Câu 31: Nhiệt phân 50,56 gam KMnO4 sau một thời gian thu được 46,72 gam chất rắn. Cho toàn bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 13,04 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 1,344 lít SO2 (đktc). % khối lượng Mg trong X là:
A. 52,17% B. 39,13% C. 28,15% D. 46,15%

Câu 21: Để hòa tan một mẩu Zn trong dung dịch HCl ở 250C cần 243 phút. Cũng mẩu Zn đó tan hết trong dung dịch HCl như trên ở 650C cần 3 phút. Để hòa tan hết mẩu Zn đó trong dung dịch HCl có nồng độ như trên ở 450C cần thời gian bao lâu:
A. 9 phút B. 81 phút C. 27 phút D. 18 phút

Câu 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 11,68) gam muối khan. N\sum_{i=1}^k a_i^nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 19) gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 36,6 gam B. 38,92 gam C. 38,61 gam D. 35,4 gam
 
H

hoangtucatvu

Câu 44: Dung dịch X chứa các ion : Ba2+, Na+, HCO3-, Cl- trong đó số mol Cl- là 0,24. Cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 9,85g kết tủa. Cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76g kết tủa. Nếu đun sôi dung dịch X đến cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
A. 15,81 B. 18,29. C. 31,62 D. 36,58

Khi cho 1/2 dd X tác dụng với NaOH thì ta có do NaOH dư nên n Ba2+=2nkettua=0,1mol
khi cho 1/2 dd x phản ứng với Ba(OH)2 thì ta có nHCO3=2nkettua=0,16mol
Áp dụng bảo toàn điện tích ta có:
nNa+=nHCO3- +nCL- -2nBa+=0,2mol
=>m hh=mNa+ +mHCO3 +mBa+ + mCl- =36,58
 
M

m4_vu0ng_001

Câu 44: Dung dịch X chứa các ion : Ba2+, Na+, HCO3-, Cl- trong đó số mol Cl- là 0,24. Cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 9,85g kết tủa. Cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76g kết tủa. Nếu đun sôi dung dịch X đến cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
A. 15,81 B. 18,29. C. 31,62 D. 36,58

Khi cho 1/2 dd X tác dụng với NaOH thì ta có do NaOH dư nên n Ba2+=2nkettua=0,1mol
khi cho 1/2 dd x phản ứng với Ba(OH)2 thì ta có nHCO3=2nkettua=0,16mol
Áp dụng bảo toàn điện tích ta có:
nNa+=nHCO3- +nCL- -2nBa+=0,2mol
=>m hh=mNa+ +mHCO3 +mBa+ + mCl- =36,58
bạn giải ra số mol đúng rồi nhưng quên mất HCO3- dễ phân hủy ở nhiệt độ cao,cho nên sau khi cô cạn không còn HCO3 nữa mà là C03,nC03=1/2nHCO3=0,08
do đó,khối lượng rắn khan là 0,1*137+0,2*23+0,24*35,5+0,08*60=31,62
đáp án C

Câu 32: Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken. Cho X tác dụng với 4,704 lít H2 (đktc) cho đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí trong đó có H2 dư và 1 hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình đựng nước vôi trong tăng 16,2 gam và có 18 gam kết tủa tạo thành. Công thức của 2 hiđrocacbon là:
A. C2H6 và C2H4 B. C2H8 và C3H6 C. C4H10 và C4H8 D. C5H10 và C5H12
nH2=0,21
ta coi đốt cháy hỗn hợp sau như đốt hỗn hợp X và H2 ban đầu
nH20=0,46
nCO2=0,18
số mol nước mà H2 tạo ra = 0,21 nên số mol nước mà X tạo ra=0,25
=>số mol ankan trong X=0,25-0,18=0,07
gọi n là số C trong mỗi chất
vì số mol X>0,07 nên n<0,18/0,07=2,6
=>n= 1 hoặc 2
vậy n=2
ra C2H6 và C2H4
 
Last edited by a moderator:
M

m4_vu0ng_001

Câu 31: Nhiệt phân 50,56 gam KMnO4 sau một thời gian thu được 46,72 gam chất rắn. Cho toàn bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 13,04 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 1,344 lít SO2 (đktc). % khối lượng Mg trong X là:
A. 52,17% B. 39,13% C. 28,15% D. 46,15%

mO2=50,56-46,72=3,84g
=>nO2=0,12mol
m(Mg+Fe)=9,2g
Mg-2e>>Mg2+ O2 + 4e>>2O-2
x---2x 0.12----0,48
Fe-3e>>Fe3+ S042- + 2e >>>S02
y---3y 0.12 ----- 0,06
lập hệ ta được x=0,15,y=0,1
tính được %Mg=39,13%

Câu 21: Để hòa tan một mẩu Zn trong dung dịch HCl ở 250C cần 243 phút. Cũng mẩu Zn đó tan hết trong dung dịch HCl như trên ở 650C cần 3 phút. Để hòa tan hết mẩu Zn đó trong dung dịch HCl có nồng độ như trên ở 450C cần thời gian bao lâu:
A. 9 phút B. 81 phút C. 27 phút D. 18 phút
25 độ---------------------------243'
65 độ---------------------------3'
như vậy cứ tăng 40 độ thì tốc độ phản ứng tăng lên 81 lần
=>V(45)/V(25)=81^[(45-25)/40]=9
thời gian phản ứng sẽ giảm đi 9 lần và bằng 243/9=27 phút
còn câu cuối nữa nếu chưa ai làm thì tí mình chém tiếp......................
 
Last edited by a moderator:
M

m4_vu0ng_001

Câu 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 11,68) gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 19) gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 36,6 gam B. 38,92 gam C. 38,61 gam D. 35,4 gam
mình chém bài cuối luôn đây,sáng nay bấm phân tử khối thừa mất 1 H mãi không ra,:D
gọi x=nglu,y=n(ala)
11,68g chính là khối lượng của HCl cộng vào=>x+y=nHCl=0,32
khi tác dụng với KOH
1mol glu+2mol KOH------------------tăng 76g
x-----------------------------------------------76x

1mol ala+1mol KOH------------------tăng 38g
y------------------------------------------------38y
=>76x+38y=19
kết hợp 2 phương trình giải ra x=0,18,y=o,14
nhân với phân tử khối ra kết quả là 38,92g
 
T

trinhchithanh_1689

Bài 44 mình vẫn chưa hiểu lắm,tại sao ở thí nghiệm 1 n Ba 2+ =2 n kết tủa?tại sao nó ko phải là n HCO3- vì chưa thể chắc chắn đc n của Ba2+hay n của HCO3- cái nào lớn hơn mà.Giải đáp hộ mình thắc mắc này nhé!
 
J

jumongs

Điện phân 100ml dung dịch chứa[TEX]Cu(NO_3)_2[/TEX] 0,5M và NaCl 1,5M. Cho tới khi nước bắt đầu điện phân ở 2 điện cực thì dừng lại. Dung dịch thu đc sau điện phân có thể hoà tan tối đa m(g) [TEX]Al_2O_3[/TEX]. Giá trị m là:
A. 2,25g
B. 4,5g
C. 6,75g
D. 9g
 
Last edited by a moderator:
T

trinhchithanh_1689

Bài giải:
ptđp: Cu(NO3)2 + 2NaCl----------->Cu+ 2NaNO3+Cl2
bđ 0,05 0,15
pư 0,05 0,1
sau pư 0,05
-----> Xảy ra sự điện phân của NaCl dư NaCl-------->NaOH
0,05 0.05
------->pư 2NaOH+Al2O3
0,05 0,025 < -----> mAl2O3=2,55(g).
 
M

m4_vu0ng_001

Bài 44 mình vẫn chưa hiểu lắm,tại sao ở thí nghiệm 1 n Ba 2+ =2 n kết tủa?tại sao nó ko phải là n HCO3- vì chưa thể chắc chắn đc n của Ba2+hay n của HCO3- cái nào lớn hơn mà.Giải đáp hộ mình thắc mắc này nhé!
2n tức là tính trong X luôn,đề cho có 1/2X thôi mà
cho vào NaOH dư thì HCO3- chuyển hết về CO3,sẽ xảy ra 2 trường hợp,hoặc Ba dư hoặc CO3 dư,nhưng bạn để ý trường hợp dưới,khi cho Ba(OH)2 dư vào thì lượng kết tủa tăng lên,chứng tỏ số mol CO3 lớn hơn số mol Ba2+,chỉ thế thôi:)
 
J

jenlyxinh18

cho mình hỏi..bai44
HCO3- -> CO3 thì theo định luật bảo toàn nguyên tố C nó phải giữ nguyên là 0,16 mol chứ sao lại chia đôi nhỉ... mình không hiểu lắm..mong bạn giải đáp^^
 
J

jenlyxinh18

làm hộ mình bài này luôn hi..
cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%. sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại 24,20%. thêm vào X một lượng bột MgCO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra ht thu được Y nồng độ HCl còn lại 21,10%. nồng độ % các muối CaCl2 va MgCl2 trong y là
A. 10,35% @ 3,54%
B. 12,35% @ 8,54%
C. 12,35% @ 3,54%
D. 8,54% @ 10,35%
 
M

m4_vu0ng_001

làm hộ mình bài này luôn hi..
cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%. sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại 24,20%. thêm vào X một lượng bột MgCO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra ht thu được Y nồng độ HCl còn lại 21,10%. nồng độ % các muối CaCl2 va MgCl2 trong y là
A. 10,35% @ 3,54%
B. 12,35% @ 8,54%
C. 12,35% @ 3,54%
D. 8,54% @ 10,35%
câu này giả sử ban đầu có 32,85g HCl,tức mdd=100g=>số mol HCl=0,9
khi phản ứng với CaCO3,khối lượng dung dịch tăng bằng khối lượng CaCO3 thêm vào trừ đi khối lượng CO2 bay ra
gọi x=nCaCO3 thì khối lượng dung dịch tăng lên 56x gam,số mol HCl phản ứng với CaCO3 là 2x
ta có
(0,9-2x).36,5/(100+56x)=24,2/100
giải ra ta được x=0,1
làm tương tự với MgCO3,ta được số mol MgCO3=0,04
khối lượng dung dịch sau phản ứng=100+0,1.56+0,04.40=107,2
từ đó tính được phần trăm khối lượng các muôi,kết quả ra câu A
 
M

m4_vu0ng_001

cho mình hỏi..bai44
HCO3- -> CO3 thì theo định luật bảo toàn nguyên tố C nó phải giữ nguyên là 0,16 mol chứ sao lại chia đôi nhỉ... mình không hiểu lắm..mong bạn giải đáp^^
bởi vì phản ứng nhiệt phân tạo ra CO3(2-) và CO2 theo tỉ lệ 1;1 nên phải chia đôi
2HCO3(-)---------------->CO2 + CO3(2-) +H2O
 
Top Bottom