Bài tập giải phương trình.

X

xuantuoi1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp em bài này với...suy nghĩ cả buổi chiều mà không ra j` hết :(

x2+15=3x2+x2+8\sqrt{x^2 + 15} = 3x -2 + \sqrt{x^2+8}

anh chị thông cảm...em hok biết cách viết kiểu kia nên viết tạm kiểu này.
thank's mj' a chị mj' bạn nhiều ^^!
 
Last edited by a moderator:
T

truongduong9083

Chào bạn

Nhận xét:
1. Phương trình có nghiệm x = 1
2. Chú ý: 3x2=x2+15x2+8>03x - 2 = \sqrt{x^2+15}- \sqrt{x^2+8} > 0
x>23\Rightarrow x > \dfrac{2}{3}
Ta biến đổi phương trình thành
x2+1543(x1)(x2+83)=0\sqrt{x^2+15} - 4 - 3(x - 1)- (\sqrt{x^2+8} - 3) = 0
x21x2+15+43(x1)x21x2+8+3=0\Leftrightarrow \dfrac{x^2-1}{\sqrt{x^2+15}+4} - 3(x - 1) - \dfrac{x^2-1}{\sqrt{x^2+8}+3} = 0
(x1)[(x+1)(1x2+15+41x2+8+3)3]=0\Leftrightarrow (x - 1)[(x+1)(\dfrac{1}{\sqrt{x^2+15}+4}- \dfrac{1}{\sqrt{x^2+8}+3}) - 3] = 0
{x=1(x+1)(1x2+15+41x2+8+3)3=0(2)\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 1 \\ (x+1)(\dfrac{1}{\sqrt{x^2+15}+4}- \dfrac{1}{\sqrt{x^2+8}+3}) - 3 = 0 (2) \end{array} \right.
Chú ý phương trình (2) vô nghiệm với x>23x > \dfrac{2}{3} bạn nhé
 
X

xuantuoi1

cảm ơn chị nhiều!
em muốn hỏi thêm là nếu giải bằng phương pháp hàm số thì đc không ạ. Nếu đc thì giải sao nhỉ???
 
J

jet_nguyen

Cách dùng hàm số nhé. ;)
\bullet Phương trình tương đương:
7x2+15+x2+8=3x2 \dfrac{7}{\sqrt{x^2+15}+\sqrt{x^2+8}} = 3x-2
\bullet Dễ thấy: x23x \ge \dfrac{2}{3}.
\bullet Với điều kiện trên thì VT nghịch biến, VP đồng biến.
\bullet Mặt khác ta có: x=1 x=1 là nghiệm của phương trình.
Vậy x=1x=1 là nghiệm duy nhất của phương trình đã cho.
 
T

truongduong9083

Chào bạn

Làm theo phương pháp hàm số cũng được
Xét hàm số
f(x)=x2+153x2x2+8f(x) = \sqrt{x^2+15}- 3x - 2 - \sqrt{x^2+8}
Với x(23;+) x \in (\dfrac{2}{3}; +\infty)
Ta có f(x)=x(1x2+151x2+8)3<0f'(x) = x(\dfrac{1}{\sqrt{x^2+15}} - \dfrac{1}{\sqrt{x^2+8}} ) - 3 < 0
Với x(23;+)\forall x \in (\dfrac{2}{3}; +\infty)
Nên hàm số luôn nghịch biến. Vậy hàm số chỉ cắt trục hoành tại điểm duy nhất
mà f(1) = 0. Nên x = 1 là nghiệm duy nhất của phương trình
 
Top Bottom