Bài tập đột biến gen

T

triaiai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong lần nhân đôi đầu tiên của gen đã có 1 phân tử Acrdin xen vào 1 mạch khuôn của gen, thì số nu có trong các gen đột biến là bao nhiêu, biết gen ban đầu có chiều dài 0,51 micromet và nhân đôi 4 đợt:
A.11992 B.24016 C.44970 D.12008.
 
L

lananh_vy_vp

Thầy TOBU đã giải như thế này:d
N = 2L/3,4 = 0,51.104.2/3,4 = 3000 nu.
Acridin chèn vào mạch gốc sẽ dẫn đến ĐB thêm 1 cặp nu, tức có 3000 + 1.2 = 3002 nu.
picture.php

Dựa vào sơ đồ trên, ta thấy có 4 + 2 + 1 = 7 gene bị đột biến hoàn toàn, còn một gene có một mạch chứa acridin, một mạch có thêm một nu mới (dạng tiền đột biến).
Nên tổng số nu của các gene đột biến là: 7.3002 = 21014 nu.
 
T

triaiai

Dựa vào sơ đồ trên, ta thấy có 4 + 2 + 1 = 7 gene , bạn có cách nào tính nhanh hơn không? hình như hôm bữa có công thức tính nhanh của 1 bạn nào đó post lên diễn đàn rồi mà mình không nhớ rõ tên nên tìm không được

TẶNG CÁC BẠN 1 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHÁ HAY : http://d3.violet.vn/uploads/previews/211/1997245/preview.swf
 
Last edited by a moderator:
T

triaiai

Sinh 12 : BÀI TẬP ĐỘT BIẾN

Bộ 3 mã hóa một số lọa a.a trên mARN như sau
AAG - Lizin; XAU- histidin; GAG - glutamic; XXX - proolin;
Một đoạn trong chuỗi polipeptit( p.p ) bình thường có trình tự các aa là : Lizin-glutamic-glutamic-prolin. Nhưng do đột biến den kiểm soát nó đã làm cho chuỗi p.p chuyển thành trình tự sau: Lizin-glutamic-glutamic-histidin. gọi B là đoạn gen mã hóa đoạn p.p bình thường nói trên và b là đoạn gen ĐB tương ứng.
a. Giải thích cơ chế phát sinh ĐB nói trên.
b. Một hợp tử mang kiểu gen Bb nguyên phân liên tiếp 3 đợt, xác định số Nu từng loại trong các đoạn gen nói trên ở tất cả các tế bào mới được tạo ra từ hợp tử
c. Một hợp tử với kiểu gen bb khi nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã lấy bao nhiêu Nu từng loại từ môi trường tế bào để tạo nên các đoạn gen nói trên
Biết rằng các gen ở thế hệ TB cuối cùng ở trang thái chưa nhân đôi.
 
C

canhcutndk16a.

Bộ 3 mã hóa một số lọa a.a trên mARN như sau
AAG - Lizin; XAU- histidin; GAG - glutamic; XXX - proolin;
Một đoạn trong chuỗi polipeptit( p.p ) bình thường có trình tự các aa là : Lizin-glutamic-glutamic-prolin. Nhưng do đột biến den kiểm soát nó đã làm cho chuỗi p.p chuyển thành trình tự sau: Lizin-glutamic-glutamic-histidin. gọi B là đoạn gen mã hóa đoạn p.p bình thường nói trên và b là đoạn gen ĐB tương ứng.
a. Giải thích cơ chế phát sinh ĐB nói trên.
b. Một hợp tử mang kiểu gen Bb nguyên phân liên tiếp 3 đợt, xác định số Nu từng loại trong các đoạn gen nói trên ở tất cả các tế bào mới được tạo ra từ hợp tử
c. Một hợp tử với kiểu gen bb khi nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã lấy bao nhiêu Nu từng loại từ môi trường tế bào để tạo nên các đoạn gen nói trên
Biết rằng các gen ở thế hệ TB cuối cùng ở trang thái chưa nhân đôi.

a/ (pp) bình thường : AAG- GAG -GAG-XXX-
(pp) đột biến: AAG- GAG -GAG-XAU-
=> bộ 3 trên mARN bị đột biến :GGG--> GTA
=> mạch gốc của gen : XXX---> XAT
=> thay 1 cặp G -X bằng 1 cặp A-T và 1 cặp G -X bằng 1 cặp T-A
b/ đoạn gen B có: A=T=4; G=X=8
đoạn gen b có: A=T=6; G=X=6
Một hợp tử mang kiểu gen Bb nguyên phân liên tiếp 3 đợt, \Rightarrow số Nu từng loại trong các đoạn gen nói trên ở tất cả các tế bào mới được tạo ra từ hợp tử:

[TEX]\sum A=\sum T=2^3.2.(6+4)=160[/TEX]; [TEX]\sum G= \sum X=2^3.2.(8+6)=224 [/TEX]

c/ [TEX]2^3.2.2(6+6)=384[/TEX]
 
T

triaiai

Câu hỏi trắc nghiệm

DẠNG TOÁN: XÁC ĐỊNH DẠNG ĐỘT BIẾN

Bài 1: Giả sử một cặp NST đều có chứa 6 gen có tỉ lệ khối lượng từ gen 1 đến gen 6 lần lượt là : 1: 1,2:1,4:1,6:1,8:2 và có 6749 liên kết hóa trị trên một mạch trên mỗi NST. Cặp NST này trong giảm phân có sự trao đổi chéo không cân tạo giao tử có chứa 16200Nu
a/Tính khối lượng phân tử của mỗi gen trên NST

b/Đây là dạng đột biến gì?
A.Lặp đoạn số 5
B.Mất đoạn số 2
C.Lặp đoạn số 2
D.Mất đoạn số 5

Bài 2: Giả sử một cặp NST đều có chứa 6 gen có tỉ lệ chu kì xoắn từ gen 1 đến gen 6 lần lượt là : 1: 1,2:1,4:1,6:1,8:2 và chứa 6750 cặp Nu. Biết rằng NST trên đã bị đột biến cấu trúc. Khi NST bị đột biến tự nhân đôi mtcc 19200Nu
a.Tính số nu của mỗi gen trên NST
B.Đây là dạng đột biến gì

Bài 3:Giả sử một NST có chứa 7 gen có tỉ lệ chiều dài từ gen 1 tới gen 7 lần lượt là :1:1,125:1,25:1,375:1,5:1,625:1,75 và có số lk hóa trị giữa đường và axit la 23098. Biết rằng NST trên đã bị đột biến cấu trúc. Khi NST bị đột biến tự nhân đôi 2 lần mtcc 23400Nu.
a.Tính số chu kì xoắn của gen số 4
b. Đây là dạng đột biến gì
 
C

canhcutndk16a.


DẠNG TOÁN: XÁC ĐỊNH DẠNG ĐỘT BIẾN

Bài 1: Giả sử một cặp NST đều có chứa 6 gen có tỉ lệ khối lượng từ gen 1 đến gen 6 lần lượt là : 1: 1,2:1,4:1,6:1,8:2 và có 6749 liên kết hóa trị trên một mạch trên mỗi NST. Cặp NST này trong giảm phân có sự trao đổi chéo không cân tạo giao tử có chứa 16200Nu
a/Tính khối lượng phân tử của mỗi gen trên NST
b/Đây là dạng đột biến gì?
A.Lặp đoạn số 5
B.Mất đoạn số 2
C.Lặp đoạn số 2
D.Mất đoạn số 5

Tỉ lệ về kl là tỉ lệ về số nu \Leftrightarrow[TEX]1: 1,2:1,4:1,6:1,8:2[/TEX]\Leftrightarrow[TEX]5:6:7:8:9:10[/TEX]
có 6749 liên kết hóa trị trên một mạch trên mỗi NST
mạch của gen hay của NST ạ, vì NST thì người ta ko dùng từ mạch :((

Bài 2: Giả sử một cặp NST đều có chứa 6 gen có tỉ lệ chu kì xoắn từ gen 1 đến gen 6 lần lượt là : 1: 1,2:1,4:1,6:1,8:2 và chứa 6750 cặp Nu. Biết rằng NST trên đã bị đột biến cấu trúc. Khi NST bị đột biến tự nhân đôi mtcc 19200Nu
a.Tính số nu của mỗi gen trên NST
B.Đây là dạng đột biến gì


Tỉ lệ về chu kì xoắn là tỉ lệ về số nu
\Rightarrow[TEX]1: 1,2:1,4:1,6:1,8:2[/TEX]\Leftrightarrow[TEX]5:6:7:8:9:10[/TEX]
cặp NST có 6750 cặp nu => số nu của 6 gen theo tỉ lệ lần lượt là:
750:900:1050:1200:1350:1500
Khi NST bị đột biến tự nhân đôi mtcc [TEX]19200Nu= 2.([COLOR=black][FONT=Verdana]750+900+1050+1200+1350+1500)+1050[/FONT][/COLOR][/TEX]
\Rightarrow lặp cả đoạn NST + đoạn gen số 3


Bài 3:Giả sử một NST có chứa 7 gen có tỉ lệ chiều dài từ gen 1 tới gen 7 lần lượt là :1:1,125:1,25:1,375:1,5:1,625:1,75 và có số lk hóa trị giữa đường và axit la 23098. Biết rằng NST trên đã bị đột biến cấu trúc. Khi NST bị đột biến tự nhân đôi 2 lần mtcc 23400Nu.
a.Tính số chu kì xoắn của gen số 4
b. Đây là dạng đột biến gì
[FONT=.VnTime] [/FONT]
pTỉ lệ số nu: [TEX]8:9:10:11:12:13:14[/TEX]
[TEX]N=\frac{23098+2}{2}=11550[/TEX]
\Rightarrow số nu của các gen:1200;1350;1500;1650;1800;1950;2100
a.Tính số chu kì xoắn của gen số 4 [TEX]\frac{1650}{20}=82,5[/TEX] ( lẻ kệ nó ạ :D)

b. Đây là dạng đột biến gì:
Khi NST bị đột biến tự nhân đôi 2 lần mtcc 23400Nu.
\Rightarrow[TEX](2^2-1).N'=23400[/TEX]\Rightarrow[TEX]N'=7800[/TEX] (N' là số nu sau đb)
sau đb, số nu giảm đi:
[TEX]11550-7800=2750=1650+2100[/TEX]
=> đứt đoạn 4+7:D
 
T

triaiai

NST mang nhiều gen, nên trên mỗi mạch của NST hiểu là trên mõi mạch của gen
 
T

triaiai

Câu hỏi trắc nghiệm

Bài 1: Gen bình thường mã hóa 1 chuỗi polipeptit hoàn chỉnh chứa 398 axit amin. Gen bị đột biến mất 1 đoạn chứa 9 cặp nu nằm trên cả 2 mạch. Sau đột biến gen tiến hành sao mã và đã sử dụng của môi trường 5955 ribonucleotit tự do. Số lần sao mã của gen đột biến nói trên là:
A.5 B6 C4 D7

Bài 2: Một gen cấu trúc có chiều dài 408nm và có tỉ lệ G=3A. Gen bị đột biến dẫn đế phân tử m ARN được tổng hợp sau đột biến có chứa 180 adenin, 121 uraxin,599 guanin,300 xitozin. Biết rằng đột biến này chỉ tác động lên 1 cặp nu của gen (đột biến điểm). Loại đột biến này là:
A.Thêm 1 cặp A-T
BThêm 1 cặp nu G-X
C.Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
D.Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T

 
Last edited by a moderator:
C

canhcutndk16a.

Bài 1: Gen bình thường mã hóa 1 chuỗi polipeptit hoàn chỉnh chứa 398 axit amin. Gen bị đột biến mất 1 đoạn chứa 9 cặp nu nằm trên cả 2 mạch. Sau đột biến gen tiến hành sao mã và đã sử dụng của môi trường 5955 ribonucleotit tự do. Số lần sao mã của gen đột biến nói trên là:
A.5 B6 C4 D7
[TEX]rN=3.(398+2)=1200[/TEX]
Số lần sao mã của gen đột biến nói trên là:: [TEX]\frac{5955}{1200-9}=5[/TEX]

Bài 2: Một gen cấu trúc có chiều dài 40,8nm và có tỉ lệ G=3A. Gen bị đột biến dẫn đế phân tử m ARN được tổng hợp sau đột biến có chứa 180 adenin, 121 uraxin,599 guanin,300 xitozin. Biết rằng đột biến này chỉ tác động lên 1 cặp nu của gen (đột biến điểm). Loại đột biến này là:
A.Thêm 1 cặp A-T
BThêm 1 cặp nu G-X
C.Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
D.Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
1 nm = 1 nanometre = 10 angstroms
gen trước đb có:
[TEX]N=\frac{408}{3,4}.2=240[/TEX]
[TEX]\left\{\begin{matrix}& 2A+2G=240 & \\ & G=3A & \end{matrix}\right.[/TEX]

\Leftrightarrow[TEX]\left\{\begin{matrix}& A=T=30 & \\ & G=X=90 & \end{matrix}\right.[/TEX]

Nhưng
Gen bị đột biến dẫn đế phân tử m ARN được tổng hợp sau đột biến có chứa 180 adenin, 121 uraxin,599 guanin,300 xitozin
Vô lí :) \Rightarrowsố liệu đề bài cho ko đúng :)
 
Last edited by a moderator:
T

triaiai

Câu hỏi trắc nghiệm

Gen B có 900 nu loại A và có tỉ lệ [tex]\frac{A+T}{G+X}[/tex] là 1,5. Gen B đột biến dạng thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hidro của alen b là:
A.3599 B.3600 C.3601 D.3899


Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nu loại timin nhiều gấp 2 lần số nu loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđro. Số lượng từng loại nu của alen a là:
A.A=T=799, G=X=401
B.A=T=801, G=X=400
C. A=T=800,G=X=399
D.A=T=799,G=X=400
 
H

hokthoi

câu 1 mình làm ra kết quả là câu A,cha học phần này nên mình cũng ko biết có đúng không nữa
 
C

canhcutndk16a.

Gen B có 900 nu loại A và có tỉ lệ [tex]\frac{A+T}{G+X}[/tex] là 1,5. Gen B đột biến dạng thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hidro của alen b là:
A.3599 B.3600 C.3601 D.3899
[TEX]\frac{A+T}{G+X}=\frac{2A}{2G}=\frac{A}{G}=1,5[/TEX];

[TEX]A=900[/TEX]\Rightarrow[TEX]G=600[/TEX]

Gen B đột biến dạng thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T trở thành alen b
\Rightarrowgiảm 1 lk H \RightarrowTổng số liên kết hidro của alen b:[TEX]2A+3G+1=2.900+3.600-1=3599[/TEX]
Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nu loại timin nhiều gấp 2 lần số nu loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđro. Số lượng từng loại nu của alen a là:
A.A=T=799, G=X=401
B.A=T=801, G=X=400
C. A=T=800,G=X=399
D.A=T=799,G=X=400
[TEX]N=2400[/TEX]

[TEX]\left\{\begin{matrix} & 2T+2G=2400 & \\ & T=2G & \end{matrix}\right.[/TEX]

\Rightarrow[TEX]\left\{\begin{matrix} & A=T=800 & \\ & G=X=400 & \end{matrix}\right.[/TEX]

A bị đột biến điểm thành alen a thì số lk H giảm đi:[TEX]2A+3G-2798=2[/TEX]
\Rightarrow đb mất 1 cặp A-T \Rightarrow
D.A=T=799,G=X=400
 
K

khackhiempk

Dựa vào sơ đồ trên, ta thấy có 4 + 2 + 1 = 7 gene , bạn có cách nào tính nhanh hơn không? hình như hôm bữa có công thức tính nhanh của 1 bạn nào đó post lên diễn đàn rồi mà mình không nhớ rõ tên nên tìm không được
Từ sơ đồ trên bạn cũng có thể tự thành lập được công thức mà.
Gợi ý nhé, áp dụng công thức tính tổng các số hạng của cấp số nhân với công bội là 2.
Gen nhân đôi x lần thì bắt đầu từ lần nhân đôi thứ 2 sẽ xuất hiện đột biến,
(Nhìn sơ đồ cho dễ nhé), các gen đột biến xuất hiện lần lượt giảm dần
tổng số gen đột biến xuất hiện là
D=[tex]{2}^{x-1}+{2}^{x-2}...+{2}^{1}+{2}^{0}[/tex]
Chú ý là đề hỏi số nu trong các gen đột biến chứ không phải trong cả gen tiền đột biến
 
T

triaiai

Bài tập ĐBG

Gen B bị đột biến mất đi 1 đoạn gồm 2 mạch bằng nhau và tạo thành gen b.Đoạn mất đi có số nu loại T chiếm 30%, đoạn còn lại có số nu loại T chiếm 20%.Khi cặp gen Bb tự tái bản 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 5820nu. Biết đoạn mất đi mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit tương đương 30 axitamin
Xác định chiều dài gen B và gen b
 
Top Bottom