Vật lí 12 BÀI TẬP ĐỘNG LỰC HỌC KHÓ

Nothing3001

Học sinh
Thành viên
19 Tháng ba 2017
6
1
21
24
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tấm ván khối lượng M đặt trên sàn nhẵn nằm ngang. Đặt trên tấm ván một quả cầu đồng chất có khối lượng m. Tác dụng vào ván lực F không đổi nằm ngang. Xác định gia tốc của ván và của quả cầu khi giữa chúng không có sự trượt.
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Tấm ván khối lượng M đặt trên sàn nhẵn nằm ngang. Đặt trên tấm ván một quả cầu đồng chất có khối lượng m. Tác dụng vào ván lực F không đổi nằm ngang. Xác định gia tốc của ván và của quả cầu khi giữa chúng không có sự trượt.
e cx ko chắc lắm đâu ạ
khi đấy quả cầu lăn ko trượt trên ván
trong hqc gắn vs ván thfi qua lăn ko trượt
upload_2018-11-22_21-40-11.png
xét cho ván
[tex]F-Fmsn=M.a[/tex]
cho khối tâm qc
[tex]Fmsn-Fqt=m.b[/tex]
Fqt=m.a
chiều quay của quả cầu là sang phải
[tex]Fmsn.R=I.\frac{b}{R}[/tex]
I kia tính đc ạ
tính đc Fmsn thay vào 2 pt đầu giải là ra ạ
b là gia tốc khối tâm trong hqc gắn vs ván
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Thực ra bài của Nguyễn cần phân tích thêm 1 chút nữa.

Trong hệ quy chiếu gắn với ván (người quan sát đứng tên ván), vì vật không trượt nên gia tốc của vật đối với ván cũng chính là gia tốc quán tính b = -a. Và điều kiện để vật lăn không trượt là gamma.R = b. Hay gamma = b/R với gamma là gia tốc quay.
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Thực ra bài của Nguyễn cần phân tích thêm 1 chút nữa.

Trong hệ quy chiếu gắn với ván (người quan sát đứng tên ván), vì vật không trượt nên gia tốc của vật đối với ván cũng chính là gia tốc quán tính b = -a. Và điều kiện để vật lăn không trượt là gamma.R = b. Hay gamma = b/R với gamma là gia tốc quay.
nhưng mờ a ơi e nghĩ là cái b về độ lớn nó ko = a đâu
vì cái b kia là trong hqc gắn vs ván thì nó chỉ là gia tốc riêng phần của quả cầu thôi
nếu như b=-a thì Fmsn=0
e thấy hơi ko đúng vì cái Fmsn là thành phần lm nó lắn ko trượt
cái vật nó chịu Fqt nhưng nó vẫn có ma sát nghỉ ấy a thì gia tốc trong hqc này nó f # chứ ạ
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Cái ma sát nghỉ trong chuyển động lăn này khá phức tạp. Hiện tượng thực tế là nếu đứng trên đất sẽ thấy quả cầu lăn tại chỗ quanh tâm của nó -cái là do momen của ma sát ở tiếp điểm gây nên, nhưng đứng trên ván sẽ thấy quả cầu quay quanh tiếp điểm, vậy lực tạo momen quay lại là lực quán tính.

Đứng trên mặt đất sẽ thấy tâm của quả cầu đứng yên khi nó lăn không trượt, bởi vì khi ván di chuyển một quãng đường S, quả cầu lăn cũng đúng bằng 1 quãng đường S.

Như vậy pt thứ 2 chú lập chưa được hợp lý. Vì gia tốc b là đang ở trên hệ quy chiếu gắn với ván, trên hệ quy chiếu này, ma sát nghỉ gần như không tồn tại (vật chuyển động).

Tóm lại đáp án cuối cùng của chúng ta sẽ là F = M.a + 2/5.m.a.

M là tính ỳ của vật trong chuyển động tịnh tiến, 2/5m là tính ỳ gây ra do momen quán tính của vật. Chú cứ từ từ suy nghĩ chứ anh nói hồi đến anh cũng loạn :v.
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Cái ma sát nghỉ trong chuyển động lăn này khá phức tạp. Hiện tượng thực tế là nếu đứng trên đất sẽ thấy quả cầu lăn tại chỗ quanh tâm của nó -cái là do momen của ma sát ở tiếp điểm gây nên, nhưng đứng trên ván sẽ thấy quả cầu quay quanh tiếp điểm, vậy lực tạo momen quay lại là lực quán tính.

Đứng trên mặt đất sẽ thấy tâm của quả cầu đứng yên khi nó lăn không trượt, bởi vì khi ván di chuyển một quãng đường S, quả cầu lăn cũng đúng bằng 1 quãng đường S.

Như vậy pt thứ 2 chú lập chưa được hợp lý. Vì gia tốc b là đang ở trên hệ quy chiếu gắn với ván, trên hệ quy chiếu này, ma sát nghỉ gần như không tồn tại (vật chuyển động).

Tóm lại đáp án cuối cùng của chúng ta sẽ là F = M.a + 2/5.m.a.

M là tính ỳ của vật trong chuyển động tịnh tiến, 2/5m là tính ỳ gây ra do momen quán tính của vật. Chú cứ từ từ suy nghĩ chứ anh nói hồi đến anh cũng loạn :v.
ak cái a ns thức chất là chọn tâm quay tức thời
e tưởng trong hqc nào nó cx sẽ chọn đc thâm quay tức thời
nhưng mờ cái I sẽ là Ig+mR^2
e vẫn chưa thông cái chỗ a=-b ấy a
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Cứ tưởng tượng vật là bánh xe đi. Lăn không trượt nghĩa là bánh xe lúc nào cũng bám được vào nền đường, bánh xe quay hết 1 vòng thì nó phải in 1 vệt dài đúng bằng chu vi của nó trên nền đường đó.

Ở đây ngược lại. Ván đi được 1 quãng S mà bánh xe không bị trượt thì nó cũng phải lăn được 1 chiều dài đúng bằng S ---> gia tốc dài phải bằng nhau.
 
Top Bottom