bài tập dòng điện xoay chiều

N

noibuonkhongvoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một điện áp xoay chiều u= Ucos(wt - pi/2) thì dòng điện trong mạch là i= Icos(wt + pi/6)

A. Zl=R
B. Zl>Zc
C. Zl<Zc
D. Zl=Zc
mọi người giúp em vs. em k hiểu...
thêm bài dao động cơ nữa nhá
Có ba con lắc đơn cùng chiều dài dây treo, cùng treo tại một nơi, ba vật treo có khối lượng m1 > m2 > m3, lực cản của môi trường đối với 3 vật là như nhau. Đồng thời kéo 3 vật lệch một góc nhỏ rồi buông nhẹ thì

A. con lắc m2 dừng lại sau cùng.
B. cả 3 con lắc dừng cùng một lúc.
C. con lắc m1 dừng lại sau cùng.
D. con lắc m3 dừng lại sau cùng.
 
F

forever_aloner_95

câu 1 Zl < ZC
câu 2 cả ba cùng về một lúc

Giải :
ta có phi AB = - pi/2 - pi/6 = -2pi/3
tan phi AB = (Zl - Zc)/R <0 => Zl < ZC

chu kì con lắc đơn không phụ thuộc vào khối lượng của vật , chỉ phụ thuộc vào vĩ độ , độ cao và nhiệt độ thôi :))
 
M

magiciancandy

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một điện áp xoay chiều u= Ucos(wt - pi/2) thì dòng điện trong mạch là i= Icos(wt + pi/6)

A. Zl=R
B. Zl>Zc
C. Zl<Zc
D. Zl=Zc
mọi người giúp em vs. em k hiểu...
thêm bài dao động cơ nữa nhá
Có ba con lắc đơn cùng chiều dài dây treo, cùng treo tại một nơi, ba vật treo có khối lượng m1 > m2 > m3, lực cản của môi trường đối với 3 vật là như nhau. Đồng thời kéo 3 vật lệch một góc nhỏ rồi buông nhẹ thì

A. con lắc m2 dừng lại sau cùng.
B. cả 3 con lắc dừng cùng một lúc.
C. con lắc m1 dừng lại sau cùng.
D. con lắc m3 dừng lại sau cùng.

Do I sớm pha hơn U nên mạch có tính dung kháng=> ZC>ZL
 
H

hocmai.vatli

câu 1 Zl < ZC
câu 2 cả ba cùng về một lúc

Giải :
ta có phi AB = - pi/2 - pi/6 = -2pi/3
tan phi AB = (Zl - Zc)/R <0 => Zl < ZC

chu kì con lắc đơn không phụ thuộc vào khối lượng của vật , chỉ phụ thuộc vào vĩ độ , độ cao và nhiệt độ thôi :))
đúng câu 1
câu 2.
con lắc m1 dừng lại sau cùng
vì lực cản như nhau, vì vậy lực tác động lớn nhất sẽ làm cho con lắc dao động lâu nhất.
 
F

forever_aloner_95

???

đúng câu 1
câu 2.
con lắc m1 dừng lại sau cùng
vì lực cản như nhau, vì vậy lực tác động lớn nhất sẽ làm cho con lắc dao động lâu nhất.

mình nghĩ là theo đề thì cùng góc lệch anfa , theo bố trí trí nghiệm thì cả ba con lắc cùng chịu 1 lực ban đầu như nhau thi cả ba sẽ cùng về một lúc chứ ???
 
H

hocmai.vatli

mình nghĩ là theo đề thì cùng góc lệch anfa , theo bố trí trí nghiệm thì cả ba con lắc cùng chịu 1 lực ban đầu như nhau thi cả ba sẽ cùng về một lúc chứ ???
ba con lắc đều chịu lực cản như nhau thôi nhé.
còn lực để làm cho con lắc chuyển động ở đây là:
[TEX]P=m.g.sin\alpha [/TEX]
như bạn thấy đó, nó có phụ thuộc vào khối lượng mà
 
Top Bottom