Bài tập điện

T

tranhuuchau1705

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 3V và cường độ dòng điện dịnh mức 0.5A mắc nối tiếp với một biến trở con chạy vào nguyền điện có hiệu điện thế không đổi 12V. biến trở có điện trở lớn nhất là 50ôm, được dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
a/ để đèn sáng đúng định mức, phải điều chỉnh để biến trở có điện trở là bao nhiêu?
b/ khi đèn sáng đúng định mức, dòng điện chạy qua bao nhiêu phần trăm tổng số vòng dây của biến trở
2. một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 3V và cường độ dòng điện dịnh mức 0.4A mắc nối tiếp với một biến trở con chạy vào nguyền điện có hiệu điện thế không đổi 12V. Biến trở mắc trong mạch có tác dụng như một cái chiết áp để điều chỉnh hiệu điện thế hai đầu bóng đèn. khi đèn sáng đúng định mức, phần biến trở mắc song song với bóng đèn có điện trở là 30ôm. Tìm giá trị điện trở lớn nhất của biến trở
 
G

galaxy98adt

1. một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 3V và cường độ dòng điện dịnh mức 0.5A mắc nối tiếp với một biến trở con chạy vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V. biến trở có điện trở lớn nhất là 50ôm, được dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
a/ để đèn sáng đúng định mức, phải điều chỉnh để biến trở có điện trở là bao nhiêu?
b/ khi đèn sáng đúng định mức, dòng điện chạy qua bao nhiêu phần trăm tổng số vòng dây của biến trở
a)
Điện trở của đèn là: $R_đ = \frac{U_{đ (đm)}}{I_{đ (đm)}} = 6 (\Omega)$
Để đèn sáng bình thương thì cường độ dòng điện trong mạch bằng với cường độ dòng điện định mức của đèn, tức là: $I_m = I_{đ (đm)} = 0,5 (A)$
\Rightarrow Điện trở toàn mạch là: $R_m = \frac{U_m}{I_m} = 24 (\Omega)$
\Rightarrow Ta cần chỉnh biến trở có độ lớn là: $R_b = R_m - R_đ = 18 (\Omega)$
b)
Ta có: % Số vòng dây của biến trở cho dòng điên chạy qua bằng với tỉ lệ điện trở của biến trở trên điện trở toàn phần của biến trở, tức là: %$n = \frac{R_b}{R_{tp}} = \frac{18}{50} = 0,36 = 36$%


2. một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 3V và cường độ dòng điện dịnh mức 0.4A mắc nối tiếp với một biến trở con chạy vào nguyền điện có hiệu điện thế không đổi 12V. Biến trở mắc trong mạch có tác dụng như một cái chiết áp để điều chỉnh hiệu điện thế hai đầu bóng đèn. khi đèn sáng đúng định mức, phần biến trở mắc song song với bóng đèn có điện trở là 30ôm. Tìm giá trị điện trở lớn nhất của biến trở
Điện trở của đèn là: $R_đ = \frac{U_{đ (đm)}}{I_{đ (đm)}} = 7,5 (\Omega)$
Gọi $R_1$ là phần biến trở mắc song song với Đèn, $R_2$ là phần biến trở mắc nối tiếp với Đèn.
Ta có: $R_1 + R_2 = R_{tp}$
Đèn sáng bình thường \Rightarrow $U_{đ - R_1} = U_{đ (đm)} = 3 (V)$
Điện trở của đoạn Đèn - $R_1$ là: $R_{đ - R_1} = \frac{R_đ.R_1}{R_đ + R_1} = 6 (\Omega)$
\Rightarrow CĐDĐ của đoạn mạch mày là: $I = \frac{U_{đ - R_1}}{R_{đ - R_1}} = 0,5 (A)$, đây là CĐDĐ toàn mạch.
\Rightarrow Điện trở toàn mạch là: $R_m = \frac{U_m}{I} = 24 (\Omega)$
\Rightarrow $R_2 = R_m - R_{đ - R_1} = 18 (\Omega)$
\Rightarrow Điện trở toàn phần của biến trở là: $R_{tp} = R_1 + R_2 = 48 (\Omega)$
 
Top Bottom