bài tập điện xoay chiều khó quá!!!

P

pacma

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 60 V mắc vào 2 đầu đoạn mạch R,L,C mắc nối tiếp hì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là i= Io cos(100pi.t+pi/4).Nếu ngắt tụ điện thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là i=Io cos(100pi.t-pi/12).Điện áp giữa 2 đầu đoạn mạch là ?
mong mọi người giúp đỡ
 
P

puu

điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 60 V mắc vào 2 đầu đoạn mạch R,L,C mắc nối tiếp hì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là i= Io cos(100pi.t+pi/4).Nếu ngắt tụ điện thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là i=Io cos(100pi.t-pi/12).Điện áp giữa 2 đầu đoạn mạch là ?
mong mọi người giúp đỡ
yêu cầu là viết biểu thức điện áp giữa 2 đầu đoạn mạch ak bạn
bạn có thể cho các đáp án ra ko ?
 
P

pacma

đáp án là 60căn2cos(100pi.t+pi/12).
bài này con bạn nhờ làm,nó chỉ nói đáp án là vậy thôi
 
R

rocky1208

điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 60 V mắc vào 2 đầu đoạn mạch R,L,C mắc nối tiếp hì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là i= Io cos(100pi.t+pi/4).Nếu ngắt tụ điện thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là i=Io cos(100pi.t-pi/12).Điện áp giữa 2 đầu đoạn mạch là ?
mong mọi người giúp đỡ

Nhận xét: có tụ hay ko có tụ thì [TEX]I_0[/TEX] cũng ko đổi -> [TEX]Z[/TEX] ko đổi -> [TEX]\mid Z_L-Z_C\mid = \mid Z_L\mid[/TEX] -> [TEX]Z_C=0[/TEX] hoặc [TEX]Z_C=2Z_L[/TEX]. Nhận nghiệm [TEX]Z_C=2Z_L[/TEX].

Có tụ: độ lệch pha [TEX]u,i[/TEX] là [TEX]\varphi_1[/TEX].
[TEX]\tan\varphi_1=\frac{Z_L-Z_C}{R}=-\frac{Z_L}{R}[/TEX]

Không có tụ: độ lệch pha [TEX]u,i[/TEX] là [TEX]\varphi_2[/TEX].
[TEX]\tan\varphi_2=\frac{Z_L}{R}[/TEX]

Từ đó -> [TEX]\varphi_1=-\varphi_2\Rightarrow \varphi_1+\varphi_2=0\Rightarrow (\varphi_u-\varphi_{i1})+(\varphi_u-\varphi_{i2})=0 \Rightarrow 2\varphi_u=\varphi_{i1}+\varphi_{i2}\Rightarrow \varphi_u=\frac{\varphi_{i1}+\varphi_{i2}}{2}= \frac{\pi}{12}[/TEX]

Vậy: [TEX]u=60\sqrt{2}\cos(100\pi t+\frac{\pi}{12})[/TEX]
 
K

kenhaui

Bài 1 : Cho mạch gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. ĐẶt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u =60[TEX]\sqrt{2}[/TEX]cos(100\prod_{i=1}^{n}t - \prod_{i=1}^{n}/3 ) (V) thì đo được Ud = 80. Uc=28. Công suất tiêu thụ của mạch là 144W. Điện trở của cuộn dây là


bai 2 : Một mạch RLC nối tiếp r=0. Tụ C biến thiên. Ban đầu giữ đien dung của tụ C=Co. ĐẶt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u=U[TEX]\sqrt{2}[/TEX]cos100\prod_{i=1}^{n}t) thì uL= u =U[TEX]\sqrt{2}[/TEX]cos(100\prod_{i=1}^{n}t + \prod_{i=1}^{n}/3 ) Để mạch xảy ra cộng hưởng thì phải điều chỉnh điện dung của tụ =

A.Co/4
B.Co/2
C.Co/3
D.Co/căn3


Giúp mình nha............................................
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Bài 1 : Cho mạch gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. ĐẶt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u =60[TEX]\sqrt{2}[/TEX]cos(100\prod_{i=1}^{n}t - \prod_{i=1}^{n}/3 ) (V) thì đo được Ud = 80. Uc=28. Công suất tiêu thụ của mạch là 144W. Điện trở của cuộn dây là
[TEX]U_R^2=U^2-(U_L-U_C)^2\Rightarrow U_R\approx 30 V[/TEX]
[TEX]\tan\varphi=\frac{U_L-U_C}{U_R}\approx \sqrt{3}\Rightarrow \varphi=\frac{\pi}{3}[/TEX]

[TEX]P=UI\cos\varphi\Rightarrow I=\frac{P}{U\cos\varphi}\Rightarrow I=4,8 A[/TEX]
Vậy [TEX]R=\frac{U_R}{I}=6,25 \Omega[/TEX]

bai 2 : Một mạch RLC nối tiếp r=0. Tụ C biến thiên. Ban đầu giữ đien dung của tụ C=Co. ĐẶt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u=U[TEX]\sqrt{2}[/TEX]cos100\prod_{i=1}^{n}t) thì uL= u =U[TEX]\sqrt{2}[/TEX]cos(100\prod_{i=1}^{n}t + \prod_{i=1}^{n}/3 ) Để mạch xảy ra cộng hưởng thì phải điều chỉnh điện dung của tụ =

A.Co/4
B.Co/2
C.Co/3
D.Co/căn3


Giúp mình nha............................................

Trước khi thay tụ:

[TEX]\varphi_L-\varphi_u=\frac{\pi}{3}\Rightarrow (\varphi_L-\varphi_i)-(\varphi_u-\varphi_i)=\frac{\pi}{3}\Rightarrow \frac{\pi}{2}-\varphi=\frac{\pi}{3}\Rightarrow \varphi=\frac{\pi}{6}[/TEX]
Cộng thêm với [TEX]U_L=U[/TEX] -> có hình vẽ:
62.png


Từ hình vẽ suy ra [TEX]U=\frac{U_R}{\cos\frac{\pi}{6}}=\frac{2U_R}{\sqrt{3}}\Rightarrow U_L=U=\frac{2U_R}{\sqrt{3}}\Rightarrow Z_L=\frac{2R}{\sqrt{3}}[/TEX]

[TEX]\tan\varphi=\tan\frac{\pi}{6}\Leftrightarrow \frac{Z_L-Z_C}{R}=\frac{1}{\sqrt{3}}\Leftrightarrow \frac{\frac{2R}{\sqrt{3}}-Z_C}{R}=\frac{1}{\sqrt{3}}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow Z_C=\frac{R}{\sqrt{3}}[/TEX]

Sau khi thay tụ C bởi C'.
Để cộng hưởng -> [TEX]Z_C\prime=Z_L=\frac{2R}{\sqrt{3}}[/TEX]

Vậy [TEX]Z_C\prime=2Z_C\Rightarrow C\prime=\frac{1}{2}C[/TEX] hay [TEX]C=\frac{C_0}{2}[/TEX]
 
D

ductuong16

Bài 1 Sai rồi anh.Ở đây Ud khác UL ............................................
Cách của mình là dùng dùng định lí cos :D
 
D

ductuong16

Vẽ hình ra sẽ thấy Cos giữa góc hợp bởi Uc và Ud ( Vẽ theo kiểu vecto Uc nối tiếp vecto Ud) là anpha thì cos(anpha) = [tex]\frac{Ud^2 + Uc^2 - U^2}{2.Ud.Uc}[/tex].
Từ đó tính được góc giữa Ud và UR là ra
 
Top Bottom