bài tập của 1 số thí nghiệm sinh học

N

ngduchg

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Một thí nghiệm tách lục lạp được thực hiện như sau: Đầu tiên lục lạp được ngân trong 1 dung dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacoit đạt pH = 4, lục lạp được chuyển sang một dung dịch kiềm có pH = 8. Lúc này, trong điều kiện tối, lục lạp tao ATP.

-Hãy mô tả kết quả thí nghiệm trên bằng việc vẽ phóng to phần màng tilacoit trong cốc thí nghiệm chứa dung dịch pH = 8 với sự hoạt động của enzym ATP syntetaza. Đánh dấu các vùng có nồng độ H+ thấp, chỉ ra chiều proton đi qua màng và biểu diễn phản ứng mà ở đó ATP được tổng hợp. Phân tử ATP được hình thành bên trong màng tilacoit hay bên ngoài màng tilacoit? Giải thích tại sao trong tối lục lạp có thể tổng hợp được ATP.

Bài 2: Bằng thao tác vô trùng, người tao cho 40 ml dung dịch 10% đường glucozơ vào hai bình tam giác cỡ 100 ml (kí hiệu A và B), cấy vào mỗi bình 4 ml dịch huyền phù nấm men bia ( sacchảomyces cerevisiae) có nồng độ 10^3 tế bào nấm men/1ml. Cả hai bình đều được đậy nút bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở nhiệt độ 35 độ C trong 18 giờ. Tuy nhiên bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc liên tục 120 vòng/phút.

-Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu hô hấp của các tế bào nấm men giữa hai bình A và B. Giải thích tại sao?
 
Last edited by a moderator:
C

cherrynguyen_298

Bài 2

9 Bình thí nghiệm A có mùi rượu khá rõ và độ đục thấp hơn so với ở bình B: Trong bình A
để trên giá tĩnh thì những tế bào phía trên sẽ hô hấp hiếu khí còn tế bào phía dưới sẽ có ít
ôxi nên chủ yếu tiến hành lên men etylic, theo phương trình giản lược sau: Glucôzơ
→2etanol + 2CO2 + 2ATP. Vì lên men tạo ra ít năng lượng nên tế bào sinh trưởng chậm
và phân chia ít dẫn đến sinh khối thấp, tạo ra nhiều etanol.
9 Bình thí nghiệm B hầu như không có mùi rượu, độ đục cao hơn bình thí nghiệm A: Do để
trên máy lắc thì ôxi được hoà tan đều trong bình nên các tế bào chủ yếu hô hấp hiếu khí
theo phương trình giản lược như sau: Glucôzơ + 6O2 → 6H2O + 6CO2 + 38ATP. Nấm
men có nhiều năng lượng nên sinh trưởng mạnh làm xuất hiện nhiều tế bào trong bình
dẫn đến đục hơn, tạo ra ít etanol và nhiều CO2.
9 Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình A: Chủ yếu là lên men, chất nhận điện tử là chất
hữu cơ, không có chuỗi truyền điện tử, sản phẩm của lên men là chất hữu cơ (trong trường
hợp này là etanol), tạo ra ít ATP.
9 Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình B: Chủ yếu là hô hấp hiếu khí, do lắc có nhiều
ôxi, chất nhận điện tử cuối cùng là oxi thông qua chuỗi truyền điện tử, tạo ra nhiều ATP.
Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.









nguồn gg
 
Top Bottom