Vật lí 8 Bài tập cơ học

V

vocaloidclub

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.có 1 cái vại đáy hình tròn S1=1200cm2 và 1 cái thớt gỗ mặt hình tròn S2 = 800 cm2 , bề dày h= 6cm.phải rót nước vào vại tới dộ cao ít nhất là bao nhiêu để khi thả nhẹ thớt vào vại thì thớt nổi được? cho khối lượng riêng của nước và gỗ là D1= 1000kg/m3 và D2=600kg/m3
2.trong bình hình trụ tiết diện S chứa nước mực nước có chiều cao H=20 cm. người ta thả vào bình 1 thanh đồng chất tiết diện đều sao cho nó nổi thẳng đứng trong bình thì mực nước dâng lên 1 đoạn h= 4 cm.
a. nếu nhấn chìm thanh trong nước hoàn toàn thì mực nước sẽ dâng cao bao nhiêu so với đáy.cho khối lượng riêng của thanh và nước là D=0.8g/cm3, D1=1g/cm3
b.tìm lực tác dụng vào thanh khi thanh chìm hoàn toàn trong nước.cho thể tích cua thanh là 50cm3
3.trong bình hình trụ tiết diện S1=30cm2 có chứa nước khối lượng riêng D1= 1g/cm3. người ta thả 1 thẳng đứng 1 thanh gỗ có khối lượng riêng D2=0,8 g/cm3 tiết diện S2=10cm2 thì thấy phần chìm trong nước là h=20cm.
a. tình chiều dài l của thanh gố
b.biết đàu dưới ccuar thanh gỗ cách đáy h= 2 cm. tính chiều cao mực nước đã có lúc đàu trong bình
c.có thể nhấn chìm thanh gỗ hoàn toàn vào nước được ko? để có thể nhấn chìm thanh gỗ vào nước thì chiều cao ban đàu tối thiểu của mực nước trong bình phải là bao nhiêu
 
G

galaxy98adt

1.có 1 cái vại đáy hình tròn S1=1200cm2 và 1 cái thớt gỗ mặt hình tròn S2 = 800 cm2 , bề dày h= 6cm.phải rót nước vào vại tới dộ cao ít nhất là bao nhiêu để khi thả nhẹ thớt vào vại thì thớt nổi được? cho khối lượng riêng của nước và gỗ là D1= 1000kg/m3 và D2=600kg/m3
Đổi: $1200\ cm^2 = 0,12\ m^2$, $800\ cm^2 = 0,08\ m^2$, $6\ cm = 0,06\ m$.
Thể tích của thớt là: $V_g = S_2.h = 4,8.10^{-3} (m^3)$
Ta có: Trọng lượng riêng của gỗ và nước lần lượt là $d_g = 6000\ N/m^3$, $d_n = 10000\ N/m^3$.
Vì thớt gỗ nổi \Rightarrow $F_A = P_g$
\Leftrightarrow $d_n.V_{cc} = d_g.V_g$ \Rightarrow $V_{cc} = \frac{d_g.V_g}{d_n} = 2,88.10^{-3} (m^3)$
Thể tích nước bị chiếm chỗ chính là thể tích phần chìm trong nước của thớt gỗ.
\Rightarrow Chiều cao thớt chìm trong nước là: $h_c = \frac{V_{cc}}{S_2} = 0,036 (m)$
Để thớt gỗ nổi được thì chiều cao mực nước trong vại phải tối thiểu bằng chiều cao phần chìm trong nước của thớt, tức là $h_v = h_c = 0,036 (m)$
\Rightarrow Thể tích nước tối thiểu cần rót vào là: $V = h_v.S_1 = 4,32.10^{-3} (m^3) = 4320 (cm^3)$


2.trong bình hình trụ tiết diện S chứa nước mực nước có chiều cao H=20 cm. người ta thả vào bình 1 thanh đồng chất tiết diện đều sao cho nó nổi thẳng đứng trong bình thì mực nước dâng lên 1 đoạn h= 4 cm.
a. nếu nhấn chìm thanh trong nước hoàn toàn thì mực nước sẽ dâng cao bao nhiêu so với đáy.cho khối lượng riêng của thanh và nước là D=0.8g/cm3, D1=1g/cm3
b.tìm lực tác dụng vào thanh khi thanh chìm hoàn toàn trong nước.cho thể tích cua thanh là 50cm3
a)
Đổi: $0,8\ g/cm^3 = 800\ kg/m^3$, $1\ g/cm^3 = 1000\ kg/m^3$
Ta thấy: Trọng lượng riêng của thanh nhỏ hơn của nước nên thanh sẽ nổi khi thả tự do trong nước.
\Rightarrow $F_A = P$
\Leftrightarrow $10.D_1.V_{cc} = 10.D.V$
\Leftrightarrow $\frac{V}{V_{cc}} = \frac{D_1}{D} = 1,25$
Vậy khi nhúng chìm thanh vào nước thì thể tích phần bị chiếm chỗ tăng 1,25 lần.
\Rightarrow $V'_{cc} = 1,25.V_{cc}$
\Leftrightarrow $S.h' = 1,25.S.h$
\Leftrightarrow $h' = 1,25.h = 5 (cm)$
Phần còn lại bạn làm nốt nhé! :)
b)
Đổi: $50\ cm^3 = 5.10^{-5}\ m^3$
Khi nhấn chìm thanh vào nước thì lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên thanh là: $F_A = 10.D_1.5.10^{-5} = 0,5 (N)$
Trọng lượng của thanh là: $P = 10.D.5.10^{-5} = 0,4 (N)$
\Rightarrow Lực cần tác dụng là: $F = F_A - P = 0,1 (N)$


3.trong bình hình trụ tiết diện S1=30cm2 có chứa nước khối lượng riêng D1= 1g/cm3. người ta thả 1 thẳng đứng 1 thanh gỗ có khối lượng riêng D2=0,8 g/cm3 tiết diện S2=10cm2 thì thấy phần chìm trong nước là h=20cm.
a. tình chiều dài l của thanh gố
b.biết đàu dưới ccuar thanh gỗ cách đáy h1= 2 cm. tính chiều cao mực nước đã có lúc đàu trong bình
c.có thể nhấn chìm thanh gỗ hoàn toàn vào nước được ko? để có thể nhấn chìm thanh gỗ vào nước thì chiều cao ban đàu tối thiểu của mực nước trong bình phải là bao nhiêu
Đổi:...
a)
Thanh gỗ nổi \Rightarrow $F_A = P$
\Leftrightarrow $10.D_1.S_2.h = 10.D_2.S_2.l$
\Rightarrow $l = \frac{D_1.h}{D_2} = 0,25 (m) = 25 (cm)$
b)
Theo giả thiết, chiều cao mực nước khi cho thanh gỗ vào là $h_x = 22 (cm) = 0,22 (m)$
\Rightarrow Thể tích ban đầu của khối nước là: $V = S_1.h_x - S_2.h = 4,6.10^{-4} (m^3)$
\Rightarrow Chiều cao của khối nước ban đầu là: $h_0 = \frac{V}{S_1} = \frac{23}{150} (m)$
c)
Bạn tính thể tích của khối gỗ. Khi nhấn chìm hoàn toàn trong nước thì thể tích nước dâng lên bằng thể tích khối gỗ \Rightarrow tính được chiều cao của khối nước. Rồi bạn so sánh giữa chiều cao của nước với chiều cao khối gỗ rồi kết luận nhé! Còn ý sau thì bạn xem cách làm ở bài 1 nhé! :)
 
  • Like
Reactions: Thái Đào

nlbngocccccc

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng ba 2022
1
1
6
16
Bà Rịa - Vũng Tàu
Đổi: $1200\ cm^2 = 0,12\ m^2$, $800\ cm^2 = 0,08\ m^2$, $6\ cm = 0,06\ m$.
Thể tích của thớt là: $V_g = S_2.h = 4,8.10^{-3} (m^3)$
Ta có: Trọng lượng riêng của gỗ và nước lần lượt là $d_g = 6000\ N/m^3$, $d_n = 10000\ N/m^3$.
Vì thớt gỗ nổi \Rightarrow $F_A = P_g$
\Leftrightarrow $d_n.V_{cc} = d_g.V_g$ \Rightarrow $V_{cc} = \frac{d_g.V_g}{d_n} = 2,88.10^{-3} (m^3)$
Thể tích nước bị chiếm chỗ chính là thể tích phần chìm trong nước của thớt gỗ.
\Rightarrow Chiều cao thớt chìm trong nước là: $h_c = \frac{V_{cc}}{S_2} = 0,036 (m)$
Để thớt gỗ nổi được thì chiều cao mực nước trong vại phải tối thiểu bằng chiều cao phần chìm trong nước của thớt, tức là $h_v = h_c = 0,036 (m)$
\Rightarrow Thể tích nước tối thiểu cần rót vào là: $V = h_v.S_1 = 4,32.10^{-3} (m^3) = 4320 (cm^3)$



a)
Đổi: $0,8\ g/cm^3 = 800\ kg/m^3$, $1\ g/cm^3 = 1000\ kg/m^3$
Ta thấy: Trọng lượng riêng của thanh nhỏ hơn của nước nên thanh sẽ nổi khi thả tự do trong nước.
\Rightarrow $F_A = P$
\Leftrightarrow $10.D_1.V_{cc} = 10.D.V$
\Leftrightarrow $\frac{V}{V_{cc}} = \frac{D_1}{D} = 1,25$
Vậy khi nhúng chìm thanh vào nước thì thể tích phần bị chiếm chỗ tăng 1,25 lần.
\Rightarrow $V'_{cc} = 1,25.V_{cc}$
\Leftrightarrow $S.h' = 1,25.S.h$
\Leftrightarrow $h' = 1,25.h = 5 (cm)$
Phần còn lại bạn làm nốt nhé! :)
b)
Đổi: $50\ cm^3 = 5.10^{-5}\ m^3$
Khi nhấn chìm thanh vào nước thì lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên thanh là: $F_A = 10.D_1.5.10^{-5} = 0,5 (N)$
Trọng lượng của thanh là: $P = 10.D.5.10^{-5} = 0,4 (N)$
\Rightarrow Lực cần tác dụng là: $F = F_A - P = 0,1 (N)$



Đổi:...
a)
Thanh gỗ nổi \Rightarrow $F_A = P$
\Leftrightarrow $10.D_1.S_2.h = 10.D_2.S_2.l$
\Rightarrow $l = \frac{D_1.h}{D_2} = 0,25 (m) = 25 (cm)$
b)
Theo giả thiết, chiều cao mực nước khi cho thanh gỗ vào là $h_x = 22 (cm) = 0,22 (m)$
\Rightarrow Thể tích ban đầu của khối nước là: $V = S_1.h_x - S_2.h = 4,6.10^{-4} (m^3)$
\Rightarrow Chiều cao của khối nước ban đầu là: $h_0 = \frac{V}{S_1} = \frac{23}{150} (m)$
c)
Bạn tính thể tích của khối gỗ. Khi nhấn chìm hoàn toàn trong nước thì thể tích nước dâng lên bằng thể tích khối gỗ \Rightarrow tính được chiều cao của khối nước. Rồi bạn so sánh giữa chiều cao của nước với chiều cao khối gỗ rồi kết luận nhé! Còn ý sau thì bạn xem cách làm ở bài 1 nhé! :)
cho em hỏi tại sao khi nhấn chìm hoàn toàn trong nước thì thể rích nước dâng lên bằng thể tích khối gỗ vậy ạ
 
  • Love
Reactions: Tên để làm gì

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
cho em hỏi tại sao khi nhấn chìm hoàn toàn trong nước thì thể rích nước dâng lên bằng thể tích khối gỗ vậy ạ
Vì khi này khối gỗ chìm hoàn toàn nên đã chiếm một phần thể tích trong bình nước bằng đúng thể tích của nó, vậy thì lượng nước dâng lên sẽ đúng bằng phần nó bị chiếm đi (chính bằng phần thể tích khối gỗ khi chìm hoàn toàn)

Chúc em học tốt
Bạn có thể tham khảo kiến thức : Ôn Thi THPTQG môn Vật Lí và xem thêm Tạp chí Vật Lí số 06 nhé! :D
Link topic cá nhân: Giải mã cơ chế hoạt động của xe đạp
 
Top Bottom