Vật lí 10 Bài tập cơ hệ

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
... Em bấm máy tính sai chỗ đáp án 2 :Rabbit24
Mấy em đừng bị anh Phong Vũ ổng dụ....bài này học sinh bình thưởng giải k ra đâu. Phải hiểu được chính xác hiện tượng vật lý chứ phân tích lực kiểu bình thường sai là chắc.
Ps: người đã bị sai một lần :(
 
  • Like
Reactions: Pyrit

absxca

Banned
Banned
Thành viên
14 Tháng ba 2020
186
405
36
An Giang
adavfb
Cho hệ gồm vật nặng M có khối lượng 2 Kg đặt trên ván m có khối lượng 0,5Kg. Ván nằm trên mặt sàn nằm ngang, nhẵn (bỏ qua ma sát). Biết hệ số ma sát giữa hai vật là u = 0,2. Đặt vào vật M lực kéo F = 16N có phương nằm ngang, tính gia tốc của các vật?
View attachment 150787
Bài chôm của đứa lớp 10, không biết đúng không?
92788008_635377663980865_1845144166841974784_n.jpg

92236347_546360569336773_2888252952647041024_n.jpg
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Bài chôm của đứa lớp 10, không biết đúng không?
92788008_635377663980865_1845144166841974784_n.jpg

92236347_546360569336773_2888252952647041024_n.jpg
Đúng thì đúng nhưng bài này giải theo kiểu "sách giáo khoa" giống hệt một quyển sách mà mình đã đọc qua.
Rõ ràng cái a1,a2 chỉ đúng khi hai vật trượt lên nhau, nhưng khi xét lực ma sát cho trường hợp hai vật chưa trượt lại dùng chính gia tốc đó.
Mình thấy giải thế này hợp lý hơn:
Giả sử vật 2 trượt trên vật 1, phân tích lực tác dụng lên hai vật:
[tex]F - \mu Mg = Ma_1[/tex]
[tex]\mu Mg = ma_2[/tex]
Vì hai vật trượt trên nhau nên vật 1 phải có gia tốc lớn hơn vật 2
cho a1 > a2 sẽ tìm được F > 20N
Vì F = 16N nên giả sử của ta là sai => hai vật không trượt lên nhau.
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Đúng thì đúng nhưng bài này giải theo kiểu "sách giáo khoa" giống hệt một quyển sách mà mình đã đọc qua.
Rõ ràng cái a1,a2 chỉ đúng khi hai vật trượt lên nhau, nhưng khi xét lực ma sát cho trường hợp hai vật chưa trượt lại dùng chính gia tốc đó.
Mình thấy giải thế này hợp lý hơn:
Giả sử vật 2 trượt trên vật 1, phân tích lực tác dụng lên hai vật:
[tex]F - \mu Mg = Ma_1[/tex]
[tex]\mu Mg = ma_2[/tex]
Vì hai vật trượt trên nhau nên vật 1 phải có gia tốc lớn hơn vật 2
cho a1 > a2 sẽ tìm được F > 20N
Vì F = 16N nên giả sử của ta là sai => hai vật không trượt lên nhau.
Vì hai vật không trượt lên nhau nên hệ có thể coi là một vật có khối lượng m'=M+m
Gia tốc của hệ: [tex]a'=\frac{F}{m'}=\frac{F}{m+M}=\frac{16}{0,5+2}=6,4(m/s)[/tex]
Vậy vật m và M có cùng gia tốc là 6,4 m/s đối với sàn
 
  • Like
Reactions: Pyrit

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
Cho hệ gồm vật nặng M có khối lượng 2 Kg đặt trên ván m có khối lượng 0,5Kg. Ván nằm trên mặt sàn nằm ngang, nhẵn (bỏ qua ma sát). Biết hệ số ma sát giữa hai vật là u = 0,2. Đặt vào vật M lực kéo F = 16N có phương nằm ngang, tính gia tốc của các vật?
View attachment 150787
Giả sử $M$ trượt trên $m$. Khi đó $a_M > a_m$.
Theo định luật II Newton thì $F - F_\textrm{mst} = Ma_M$ nên $$a_M = \dfrac{F - \mu M g}{M} = 6 \, \mathrm{m/s^2}$$
Tương tự thì $F_{mst} = ma_m$ nên $$a_m = \dfrac{\mu M g}m = 8 \, \mathrm{m/s^2}$$
Điều này trái với giả sử ban đầu. Như vậy: Lực $F$ ta tác dụng vào không đủ để vượt qua $F_\textrm{msn max}$.
Khi đó hai vật sẽ chuyển động với cùng gia tốc $a$ tính bằng $$a = \dfrac{F}{m + M} = 6,4 \, \mathrm{m/s^2}$$
 
Last edited:

Hoàng Vũ YS

Học sinh
Thành viên
20 Tháng ba 2020
159
104
36
20
Thanh Hóa
Trường THPT Triệu Sơn 4
Giả sử $M$ trượt trên $m$. Khi đó $a_M > a_m$.
Theo định luật II Newton thì $F - F_\textrm{mst} = Ma_M$ nên $$a_M = \dfrac{F - \mu M g}{M} = 6 \, \mathrm{m/s^2}$$
Tương tự thì $F_{mst} = ma_m$ nên $$a_m = \dfrac{\mu M g}m = 8 \, \mathrm{m/s^2}$$
Điều này trái với giả sử ban đầu. Như vậy: Lực $F$ ta tác dụng vào không đủ để vượt qua $F_\textrm{msn max}$.
Khi đó: $F = F_\textrm{msn}$ nên hai vật sẽ chuyển động với cùng gia tốc $a$ tính bằng $$a = \dfrac{F}{m + M} = 6,4 \, \mathrm{m/s^2}$$
Tách từng vật ra giải như vậy cx được ạ ?
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Tách từng vật ra giải như vậy cx được ạ ?
Không phải tách mà ban đầu nó là hai vật rồi nha. Chỉ là mình chưa biết hai vật này có cùng gia tốc hay khác gia tốc thôi. Nên phải giả sử này nọ để tìm.
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Theo như cách giải của các bạn, ai đó nói cho mình biết vì sao lực kéo tác dụng lên vật M lớn hơn lực giữ (ma sát giữa vật M và vật m) nhưng lại không thể khiến M chuyển động trên m?
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,212
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Theo như cách giải của các bạn, ai đó nói cho mình biết vì sao lực kéo tác dụng lên vật M lớn hơn lực giữ (ma sát giữa vật M và vật m) nhưng lại không thể khiến M chuyển động trên m?
Theo em nghĩ có thể là do trọng lực của m, phản lực pháp tuyến và lực ma sát nghỉ giữa m và sàn đúng không ạ?
 
Last edited:

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
Theo như cách giải của các bạn, ai đó nói cho mình biết vì sao lực kéo tác dụng lên vật M lớn hơn lực giữ (ma sát giữa vật M và vật m) nhưng lại không thể khiến M chuyển động trên m?
Do lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt nên để vật M trượt trên m từ trạng thái đứng yên thì cần nhiều hơn lực $F$ như vậy :D
 
  • Like
Reactions: 7 1 2 5 and Pyrit

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Theo như cách giải của các bạn, ai đó nói cho mình biết vì sao lực kéo tác dụng lên vật M lớn hơn lực giữ (ma sát giữa vật M và vật m) nhưng lại không thể khiến M chuyển động trên m?
Khi mình tác dụng lực thì đồng thời vật ở dưới cũng chuyển động, khi nào lực tác dụng lớn hơn tổng của lực ma sát và lực quan tính tác dụng lên vật ở trên trong hệ quy chiếu gắn với vật ở dưới thì nó mới trượt được.
 

Đặng Quốc Khánh 10CA1

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng tám 2018
1,120
1,467
191
20
Hải Dương
THCS Phan Bội Châu
Theo như cách giải của các bạn, ai đó nói cho mình biết vì sao lực kéo tác dụng lên vật M lớn hơn lực giữ (ma sát giữa vật M và vật m) nhưng lại không thể khiến M chuyển động trên m?
Khi mình tác dụng lực kéo lên M thì tạo ra ma sát giữa M và m, lực ma sát mà m tác dụng lên M làm cản trở chuyển động của M nhưng phản lực ma sát (theo dl III Niuton) thì lại giúp vật m tiến lên. Theo dl II Niuton + chiếu các lực tác dụng lên từng vật theo phương Ox nằm ngang thì gia tốc của mỗi vật sẽ phụ thuộc vào khối lượng, hệ số ma sát và độ lớn lực F. Tùy vào giá trị của từng đại lượng trên có thể xảy ra 3TH đó là M trượt trên m, 2 vật cd cùng gia tốc hoặc m trượt khỏi M. Đó là ý kiến của em, có sai sót thì tìm và sủa giúp em nha :D
 
  • Like
Reactions: Pyrit

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Xem ra ai cũng có cách lý giải riêng, mình không dám nói ai sai vì chưa chắc cách giải thích của mình đã đúng. :D Mình giải thích bài tập này như sau:

- Khi vật M chuyển động về phía trước với gia tốc a, thì vật m sẽ chịu 1 lực quán tính là F = - ma, lực quán tính này tách 2 vật (khiến M trượt trên m).

- Ngược lại, ma sát lại là lực giữ 2 vật không trượt lên nhau.

Nói 1 cách hoa mỹ thì ma sát chính là "nội lực liên kết", còn lực quán tính là lực "phá hủy liên kết".

Lưu ý ma sát là ma sát nghỉ, nó sẽ có giá trị tăng dần tùy thuộc vào ngoại lực (lực quán tính). Nếu lực quán tính lớn hơn ma sát nghỉ cực đại thì M mới trượt trên m. Ở đây nếu cứ mặc định Fms = u.N là sẽ bị sai. Ma sát trong trường hợp này còn nhỏ hơn u.N nên hai vật không trượt trên nhau.

Hiểu như vậy còn cách giải sao các bạn tự đề xuất cho hợp lý là được. Bài giải của Nhạc Nhạc nên để Fqt gắn vào m sẽ tốt hơn.
 
Top Bottom