Vật lí 11 Bài tập cảm ứng điện từ.

xqmwhcosmcvlvm

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng sáu 2022
202
125
61
Bình Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Vòng dây dẫn điện tích S = 100 cm2, điện trở R = 0,01 Ω quay đều trong từ trường đều B = 0,05, trục quay là đường kính của vòng dây và vuông góc với B. Tìm cường độ trung bình trong vòng dây và điện lượng qua tiết diện sợi dây nếu trong thời gian Δt = 0,5 s, góc α = (n,B) thay đổi từ 60' đến 90' .
P/s: Giải thích giúp mình cụm từ "cường độ trung bình trong vòng dây" ở đây có nghĩa là gì vì mình có thấy trong lời giải ghi rằng I=E/R (trong đó I là cường độ trung bình trong vòng dây, E là suất điện xuất hiện trong vòng dây, R là điện trở) nhưng mình không hiểu ý nghĩa của công thức này cũng như chưa từng thấy nó trước đây. Ngoài ra giải thích giúp mình dòng "trục quay là đường kính của vòng dây và vuông góc với B" nếu mình thay đổi dòng này thành " trục quay là tâm của vòng dây và vuông góc với vòng dây" thì bài toán có gì thay đổi không?
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,211
644
18
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Suất điện động tự cảm trung bình của vòng dây:
[imath]E=|-L.\dfrac{\Delta I}{\Delta t}|[/imath] (1)
Từ thông biến thiên đi qua vòng dây:
[imath]\Delta\phi=L\Delta I[/imath] (2)
Từ (1) (2);
[imath]E=|-\dfrac{\Delta \phi}{\Delta t}|[/imath]
Tính được E trung bình rồi thì tìm được I trung bình thôi:
[imath]I=\dfrac{E}{R}[/imath]
Thay câu "trục quay là đường kính của vòng dây và vuông góc với B" bằng " trục quay là tâm của vòng dây và vuông góc với B" thì lúc này bài toán sẽ không tồn tại đâu bạn, quay như thế thì S sẽ không biến thiên dẫn đến từ thông không biến thiên dẫn đến không có dòng điện tự cảm xuất hiện trong vòng dây

Tham khảo thêm kiến thức tại: Bài 20: LỰC TỪ - CẢM ỨNG TỪ
 
Top Bottom