Bài tập bảo toàn electron ?

H

haidang185

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người giúp em mấy câu này :
1. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra
3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết
thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 11,5. B. 10,5. C. 12,3. D. 15,6.
2.Cho 8.3g hỗn hợp X gồm Al và Fe có tỷ lệ 1:1 về số mol vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3 kim loại. Cho chất rắn A vào dung dịch HCl dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và còn lại 28 gam chất rắn không tan B. Nồng độ
mol/lít của Cu(NO3)2 và AgNO3 lần lượt là:
A. 2M và 1M. B. 1M và 2M . C. 0,2M và 0,1M. D. kết quả khác.
3. Câu 37: Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3 gam. Cho X vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được chất rắn B (hoàn toàn không tác dụng với dung dịch HCl) và dung dịch C (hoàn toàn không còn màu xanh của Cu2+). Khối lượng chấtrắn B và % khối
lượng Al trong hỗn hợp là:
A. 23,6 gam; 32,53%. B. 24,8 gam; 31,18%.
C. 28,7 gam; 33,14%. D. 24,6 gam; 32,18%.
Mọi người giải chi tiết cho em nhé :) Thx
 
D

dhbk2013

Mọi người giúp em mấy câu này :
1. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra
3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết
thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 11,5. B. 10,5. C. 12,3. D. 15,6.

Gợi ý :
Theo bảo toàn e + đề bài ta có : [TEX]\left{\begin{3x = 0,15.2}\\{2y = 0,3}[/TEX] (Với x, y lần lượt là số mol của Al và Cu)
=> x = 0,1 ; y = 0,15 ; => m = 0,1.27 + 0,15.64 = 12,3 => C


2.Cho 8.3g hỗn hợp X gồm Al và Fe có tỷ lệ 1:1 về số mol vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3 kim loại. Cho chất rắn A vào dung dịch HCl dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và còn lại 28 gam chất rắn không tan B. Nồng độ
mol/lít của Cu(NO3)2 và AgNO3 lần lượt là:
A. 2M và 1M. B. 1M và 2M . C. 0,2M và 0,1M. D. kết quả khác.

Gợi ý :
Theo đề bài ta có : 27.a + 56.a = 8,3 => a = 0,1 (mol) (Do tỉ lệ 1:1)
n(Fe) dư = 0,05 (mol) => n(Fe) pứ = 0,1 - 0,05 = 0,05 (mol)
$Al + 3Ag^+ ----> Al^{3+} + 3Ag$
x/3......x...........................................x
$2Al + 3Cu^{2+} -----> 2Al^{3+} + 3Cu$
0,1-x/3......1,5(0,1-x/3).......................1,5(0,1-x/3)
$Fe + Cu^{2+} -----> Fe^{2+} + Cu$
0,05......0,05
Ta có : $108.x + (1,5.(0,1 - \frac{x}{3} + 0,05).64 = 28 $
$=> x = 0,2 (mol) => CM(Cu(NO_3)_2) = \frac{0,1}{0,1} = 1(M)$
$CM(AgNO_3) = \frac{0,2}{0,1} = 2 (M)$


3. Câu 37: Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3 gam. Cho X vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được chất rắn B (hoàn toàn không tác dụng với dung dịch HCl) và dung dịch C (hoàn toàn không còn màu xanh của Cu2+). Khối lượng chấtrắn B và % khối
lượng Al trong hỗn hợp là:
A. 23,6 gam; 32,53%. B. 24,8 gam; 31,18%.
C. 28,7 gam; 33,14%. D. 24,6 gam; 32,18%.
Mọi người giải chi tiết cho em nhé Thx

Gợi ý :
Bài này hoàn toàn tương tự giống bài trên chỉ có điều suy ngược lại mà thôi ! Các số liệu về $AgNO_3$ và $Cu(NO_3)_2$ đã biết sử dụng bảo toàn e là ra . Bạn tự làm nhé !!!! Đáp án là A
 
Top Bottom