bài tập bảo toàn electron???

P

p3kut3_43v3rlove4

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 1: Oxi hoá 0.728g Fe tạo được 1.016g hh A(2 oxit):
a/Hoà tan A bằng HNO3 dư tạo V(l) khí NO.Tính V???
b/Trộn A với 5.4g bột Al, đun nóng(phản ứng nhiệt nhôm, H=100%).Hoà tan hỗn hợp thu được bằng dd HCl dư.Tính V khí.

BÀI 2: Trộn 0.81g bột Al với Fe2O3 và CuO rồi đun nóng (pư nhiệt nhôm) tạo hỗn hợp A.Hoà tan A trong HNO3 nóng tạo V(l) NO (sản phẩm khử duy nhất ở đkc).Tính V.

BÀI 3: 15g hỗn hợp Mg và Al hoà tan vào dd Y(HNO3 va2 H2SO4 đặc) tạo 0.1 mol mỗi khí SO2,NO,NO2,N20. Tính % khối lượng Al ban đầu.

BÀI 4: 1.35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng hết với HNỎ thu được hỗn hợp gốm 0.01 mol NO, 0.04 mol NO.Tính khôi lượng muối trong dung dịch.

BÀI 5: Hoà tan 12g Fe,Cu tỉ lệ 1:1 bằng HNO3 tạo V(l) hỗn hợp khí:NO và NO2 có d/H2=19 và dd Y (chỉ chứa 2 muối và A dư) .Tính V hỗn hợp khí?


GIÚP MÌNH VỚI!!!CẢM ON MỌI NGƯỜI NHIỀU!!
 
S

socviolet

BÀI 1: Oxi hoá 0.728g Fe tạo được 1.016g hh A(2 oxit):
a/Hoà tan A bằng HNO3 dư tạo V(l) khí NO.Tính V???
b/Trộn A với 5.4g bột Al, đun nóng(phản ứng nhiệt nhôm, H=100%).Hoà tan hỗn hợp thu được bằng dd HCl dư.Tính V khí.
a) $n_{Fe}=0,013$, BTKL: $n_O=\frac{1,016-0,728}{16}=0,018$
Fe ---> Fe(+3) + 3e
0,013---------->0,039mol
2e + O ---> O(-2)
0,036<----0,018mol
3e + N(+5) ---> N(+2)
BT e: 0,039=0,036+$3n_{NO}$ => $n_{NO}=0,001$mol => $V_{NO}$
b) $n_{Al}=0,2$
2Al + 3O ---> Al2O3
$n_{Al}$pư=$\frac{2}{3}n_O=0,012$mol
=> $n_{Al}$dư=0,188mol
Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2
0,013----------------->0,013mol
2Al + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2
0,188------------------>0,282mol
=> $\Sigma n_{H_2}=0,295$mol => $V_{H_2}$
BÀI 2: Trộn 0.81g bột Al với Fe2O3 và CuO rồi đun nóng (pư nhiệt nhôm) tạo hỗn hợp A.Hoà tan A trong HNO3 nóng tạo V(l) NO (sản phẩm khử duy nhất ở đkc).Tính V.
$n_{Al}=0,03$mol
Ta dùng bảo toàn e cho cả quá trình: thấy rằng: sau khi hoà tan trong HNO3 thì Fe và Cu có số OXH không thay đổi.
Al ---> Al(+3) + 3e
0,03----------->0,09mol
3e + N(+5) ---> N(+2)
0,09------------->0,03mol
BTe: $n_{NO}=0,03$mol => V.
BÀI 3: 15g hỗn hợp Mg và Al hoà tan vào dd Y(HNO3 va2 H2SO4 đặc) tạo 0.1 mol mỗi khí SO2,NO,NO2,N20. Tính % khối lượng Al ban đầu.
Gọi $n_{Mg}=x; n_{Al}=y$ => 24x+27y=15 (1)
Mg ---> Mg(+2) + 2e
x----------------->2x mol
Al ---> Al(+3) + 3e
y--------------->3y mol
2e + S(+6) ---> S(+4)
0,2<-------------0,1mol
3e + N(+5) ---> N(+2)
0,3<-------------0,1mol
1e + N(+5) ---> N(+4)
0,1<-------------0,1mol
8e + 2N(+5) ---> 2N(+1)
0,8<---------------0,1.2mol
BT e: 2x+3y=0,2+0,3+0,1+0,8=1,4 (2)
Từ (1) và (2): giải hệ nhé.
BÀI 4: 1.35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng hết với HNỎ thu được hỗn hợp gốm 0.01 mol NO, 0.04 mol NO.Tính khôi lượng muối trong dung dịch.
Đề kiểu gì vậy 8-}
Nói chung m sẽ gợi ý dạng này. Nhớ: $n_{NO_3^-}$ trong muối = $n_e$ trao đổi.
BÀI 5: Hoà tan 12g Fe,Cu tỉ lệ 1:1 bằng HNO3 tạo V(l) hỗn hợp khí:NO và NO2 có d/H2=19 và dd Y (chỉ chứa 2 muối và A dư) .Tính V hỗn hợp khí?
Bài này m chỉ gợi ý thôi nhá!
- Chia 2 trường hợp:
+) TH 1: Dd Y chứa 2 muối Fe(3+) và Cu(2+) <nghĩa là kim loại không dư>
+) TH 2: Dd Y chứa 2 muối Fe(2+) và Cu(2+) <nghĩa là kim loại dư>
- Từ tỷ khối khí, dùng sơ đồ đường chéo tính được số mol từng khí
- Viết các nửa PƯ, dùng BT e.
 
Top Bottom