bài tập bảo toàn e

  • Thread starter saobang_0210
  • Ngày gửi
  • Replies 1
  • Views 2,324

S

saobang_0210

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 19: Cho m gam hỗn hợp FeS2 và Fe3O4 có cùng số mol tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch
HNO3 xM, đun nóng thu được dung dịch A; 14,336 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm NO2 và NO có tỉ
khối hơi với hiđro là 19. Giá trị của m và x lần lượt là
A. 28,16 và 3,2 B. 14,8 và 3,2 C. 14,8 và 1,6. D. 28,16 và 1,6.
Câu 21: Trộn 0,81 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm
thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được V lít khí NO (sản
phẩm khử duy nhất) ở đktc. Giá trị của V là
A. 0,224 lít. B. 0,672 lít. C. 2,24 lít. D. 6,72 lít.
Câu 28: Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu vào 2 lít dung dịch HNO3 phản ứng vừa đủ thu được 1,792 lít khí X
(đktc) gồm N2 và NO2 có tỉ khối hơi so với He bằng 9,25. Nồng độ mol của HNO3 trong dung dịch đầu là
A. 0,28M. B. 1,4M. C. 1,7M. D. 1,2M.
Câu 35. Cho 1,92 gam Cu vào 0,1 lít dung dịch X gồm HNO3 0,2M và H2SO4 0,2M, thấy có khí NO duy
nhất thoát ra. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan Y có khối
lượng là
A. 4,8 gam B. 3,76 gam C. 3,67 gam D. 5,64 gam
Câu 36. Cho 1,92 gam Cu vào 0,1 lít dung dịch X gồm KNO3 0,2M và H2SO4 0,2M. Sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được khí NO duy nhất có thể tích (đktc) là
A. 0,224 lít B. 0,336 lít C. 0,448 lít D. 0,112 lít
Câu 38. Hoà tan hoàn toàn 12 g hỗn hợp Fe, Cu (nFe : nCu = 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn
hợp khí X (gồm NO và N2O4 có tỉ lệ
24NO N On : n 2 :1
) và dung dịch Y (chứa 2 muối và axit dư). V có
giá trị là
A. 22,4 lít B. 4,2 lít C. 4,48 lít D. 8,96 lít
 
H

hattieu_lazy

Câu 21: Trộn 0,81 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Giá trị của V là
A. 0,224 lít. B. 0,672 lít. C. 2,24 lít. D. 6,72 lít.

Al ---> Al3+ + 3e
N (+5) +3e ---> N (+2)
Fe ko bị biến đổi số OXH

n NO = n Al = 0,03mol --> V

Câu 36. Cho 1,92 gam Cu vào 0,1 lít dung dịch X gồm KNO3 0,2M và H2SO4 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO duy nhất có thể tích (đktc) là
A. 0,224 lít B. 0,336 lít C. 0,448 lít D. 0,112 lít

3Cu + 8H+ + 2NO3- ---> 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Tính số mol thấy kim loại dư, lượng đồng phản ứng là 0,015mol

0,015*2 = 3*n NO ---> n NO = 0,01mol

Câu 28: Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu vào 2 lít dung dịch HNO3 phản ứng vừa đủ thu được 1,792 lít khí X
(đktc) gồm N2 và NO2 có tỉ khối hơi so với He bằng 9,25. Nồng độ mol của HNO3 trong dung dịch đầu là
A. 0,28M. B. 1,4M. C. 1,7M. D. 1,2M.

Phương pháp đường chéo xác định được n N2 = n NO2 = 0,04mol

n HNO3 phản ứng = 12n N2 + 2n NO2
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom