Vật lí 8 Bài tập áp suất

nguyenbinhducdat

Học sinh
Thành viên
24 Tháng mười 2021
70
68
46
16
Kiên Giang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

thả một khối sắt hình hộp lập phương,cạnh a=20cm vào 1 bể hình hộp chữ nhật,đáy nằm ngang,vật chìm hoàn toàn trong bể.tính lực khối sắt đè lên đáy bể.Cho trọng lượng riêng khối sắt là d1=78000N/M3,của nước là d2=10000N/M3.bỏ qua sự thay đổi mực nước trong bể.
cái khối sắt chịu áp lực do khối nước tác dụng lên bề mặt nó đúng ko ạ,ko có lực acsimet vì nó đang nằm ở đáy mà,em nói thế có đúng không vậy,em cảm ơn.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Trọng lượng của vật là :
[TEX]P=d.V=d.a^3=78000.(0,2)^3=624(N) [/TEX]
Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật là :
[TEX] F_{A}=d1.V=d1.a^3=10000.(0,2)^3=20(N) [/TEX]
Lực của khối đá đè lên đáy bể là :
[tex] F=P−F_{A}=624−20=604(N)[/tex]

Vẫn có lực Acsimet mà em
 

nguyenbinhducdat

Học sinh
Thành viên
24 Tháng mười 2021
70
68
46
16
Kiên Giang
nhưng sao 1 số trường hợp vật nằm ở đáy như thế mà người ta không tính lực đẩy acsimet mà người ta lại tính áp lực do cột nước phía trên vậy ạ.
 
  • Like
Reactions: Tên để làm gì

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
nhưng sao 1 số trường hợp vật nằm ở đáy như thế mà người ta không tính lực đẩy acsimet mà người ta lại tính áp lực do cột nước phía trên vậy ạ.
câu hỏi hay lắm em ^^
Lực Ác si mét mục đích là để thể hiện tính nổi của vật trong chất lỏng (nhằm xem xét sự chìm nổi) nhưng khi vật nằm ở đáy hoặc ở một bên chạm thành vào bể chứa vật thì lực đẩy Ác si mét khi này không còn tác dụng đó nữa, vì rõ ràng vật đã chìm (em thử tưởng tượng nếu xét Fa = P trong trường hợp này thì chắc chắn P có thể lớn hơn (rất nhiều) so với những gì ta tính được từ Fa, vì vậy khi này để xét đủ sự cân bằng thì cần phải xét đến áp suất của bề mặt chất lỏng ở trên đã ép nó xuống.
Do đó em thấy các đề chính thống sẽ có phần là khi vật nổi lơ lửng trong chất lỏng đó ^^
Ngoài ra nếu em muốn hiểu kĩ bản chất vì sao lại thế, thì phải quay ngược lại đúng công thức Fa = d.V từ đâu ra. Khi này trong công thức sẽ có phần p (áp suất chất lỏng) nhưng vì khi nổi lơ lửng người ta đã lược bỏ được p nha. Phần này là công thức liên quan đến tích phân (toán 11 em sẽ được học) khi đó em sẽ hiểu vì sao p lại mất được nhé :D

Chị cũng không dám giải thích hơn nhiều, vì nó sẽ sâu quá... không biết tới đây em đã rõ chưa nhỉ?
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Top Bottom