Bài rlc khó

F

fananhbobn310

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mạch RLC nt khi nối ampe kế có điện trở ko đáng kể song song với tụ thì cường độ dòng điện trong mạch là 0.1 A và hdt 2 đầu mạch lệch pha 30 độ so với i, khi thay ampe kế bằng vôn kế có điện trở lớn thì gias trị vôn kế chỉ 20 V và hdt vôn kế trẽ pha 30 độ so với hdt 2 đầu mạch.Tìm U,R.L.C biết f = 1000 Hz
 
F

fananhbobn310

mình ko hiểubaif này,bạn nào biết thì làm chi tiết giúp mình nhé mình thank trước hihi
 
B

bu0nvyem1

u=20. R=100can 3
Zl=100
Zc = 200. ban tjnh ra L va C naz
Bài này bạn để ý khi mắc ampe kế vào thi coi như mất tụ điện thế la ok
 
V

vanhaipro

Bài này theo mình, dựa vào giãn đồ Fre-nen
Ở lần mắc đầu ta mất tụ điện, ta có[TEX] \frac{Ul}{Ur}=tan[/TEX]
Ở lần mắc thứ 2 ta có[TEX] \frac{Ur}{Uc-Ul}=tan 30[/TEX]
từ đó tìm U, và các đại lượng còn lại dựa vào Uc và I đã cho
 
F

fananhbobn310

ko đúng rồi bạn ơi, đáp án bài đó là R = 150 ôm, L = căn3/(40 pi ) H --> u,C nhưng mình ko biết làm thế nào,bạn nào biết chỉ rõ giúp mình với mình ko biết mình sai ở đâu mà ko ra dc kq... :((
mình làm như thế này:
khi mắc ampe kế thì tụ bị nối tắt --> mạch RL nên u sớm pha hơn i 30 độ
-->tan 30 = UL/UR (1)
khi mắc thay ampe kế bằng vôn kế thì giá trị vôn kế là Uc, theo gt Uc = 20
Uc trẽ pha u mạch 30 độ --> u mạch trễ pha 60 độ so với i
--> tan ( - 60) = (UL -Uc ) /UR (2)
từ (1) và (2) --> UR = 5 căn 3,UL = 5
lại có I = 0.1 --> R,L nhưng ko đúng với đáp án người ta cho,ai biết mình sai ở đâ, cách làm bài này ntn chỉ mình với
mong nhận dc tn trả lời của các bạn càng sớm càng tốt vì mình đang rất cần
thank mọi người
 
V

vanhaipro

[TEX]R=150; L=\frac{\sqrt(3)}{40\pi} ; C=0.46MicroFara; [/TEX] là kết quả đúng phải không :)
 
V

vanhaipro

Bài này mình tóm lược cách giải thế này nhé:
Đầu tiên bạn hãy cố tưởng tượng vẽ cái GĐ fre-nen ra sẽ thấy TH1 chỉ có L và R nên U toàn mạch sẽ sớm pha so với dòng điện 1 góc 30 độ. Lúc đó ta có [TEX]\frac{Zl}{R}= tan30=\frac{\sqrt{3}}{3} (1)[/TEX].
HĐT 2 đầu mạch [TEX] U=IZ=0,1\sqrt{Zl^2+R^2}=\frac{0,2R}{\sqrt{3}}[/TEX]

Xong bước 1!
-------------------------------------******----------------------------------
Cùng dựa vào GĐ fre-nen ta thấy Uc sẽ trễ pha so với i 90 độ, mà Uc lại trễ pha 30 độ so với HĐT 2 đầu mạch là U nên U trễ pha 60 độ so với i.
Lúc đó[TEX] \frac{Zl-Zc}{R}=tan-60=-\sqrt{3} (2)[/TEX]
Từ (1) và (2) ta suy ra [TEX]Zc=\frac{4\sqrt{3}}{3}R[/TEX]
Vậy ta tính được tổng trở của mạch theo công thức SGK, thay các giá Zc, Zl theo R vào ta được Z=2R.

I là cường độ qua mạch chính trong TH2 ta có [TEX]I=\frac{U}{Z}=\frac{0,2R}{\sqrt{3}.2R}=\frac{0.1}{\sqrt{3}}[/TEX]
Từ đó ta tính được [TEX]Uc=I.Zc=\frac{U}{Z}=\frac{0.1}{\sqrt{3}}.\frac{4.\sqrt{3}}{3}R=20[/TEX].
Ta tính được R, và tính được Zc, Zl và U.
------------------------------------*******------------------------------------
Vậy là xong. Chúc bạn thi tốt
 
F

fananhbobn310

nhìn bài bạn viết mình biết mình sai ở đâu rồi,cảm ơn bạn nhiều,mình cũng chúc bạn như vậy:)
 
F

fananhbobn310

ai pro giup minh bai nay voi

1 chất điểm M chuyển động với v=0,75 m/s trên đường tròn có đường kính =0,5m. hình chiếu M' của M lên đường kính của đường tròn dao động điều hòa. tại t=0, M' đi qua VTCB theo chiều âm. khi t=8s li độ của M' là?
đáp án là 22.64 cm
bạn nào biết viết chi tiết giúp mình với,thank:D
 
V

vanhaipro

Bài này liên quan đến tốc độ góc ở CHƯƠNG I thôi:
ta đã biết tốc độ góc tính theo công thức [tex]\omega=\frac{v}{r}=\frac{0.75}{0.25}=3 rad/s[/tex]
Trong 8s đường nối tâm tròn và chất điểm quét 1 góc là [TEX]\varphi=8.3=24 rad[/TEX]
untitled.jpg

Ta thấy [TEX]7\pi<\varphi<8\pi[/TEX] nên ta có li độ chất điểm là [TEX]x=0,25.sin(24-7\pi)=0.2264m=22.64cm[/TEX]


-----------------*********---------------------

Hoặc bài này bạn có thể làm theo cách của CHƯƠNG II:
Đầu tiên [tex]\omega=\frac{v}{r}=\frac{0.75}{0.25}=3 rad/s[/tex]
Chất điểm qua VTCB theo chiều âm [TEX] \Rightarrow \varphi=\frac{\pi}{2}[/TEX]
Pt li độ: [TEX]x=0,25cos(3t+\frac{\pi}{2}[/TEX]
Khi t=8 ta có x=22,64cm

Lưu ý khi bạn dùng MTBT Casio để bấm thì nhớ ấn theo góc Radian
Goodluck!
 
Last edited by a moderator:
F

fananhbobn310

Rlc

cảm ơn vanhai nhieu,ban pro that day:D
còn bài nữa,giúp mình nhé:
mạch RLC nt có U ko đổi,R thay đổi dc
khi R=R1 thì UR=Ucăn3/2 , UL=U,Uc=U/2
khi thay R=R2+R1/2 thì Uc=?

Hướng làm bài này của mình là: từ gt suy ra mối liên hệ giữa R1 với ZC bằng cách chia 2 vế cho I1 rồi bình phương --> mối liên hệ giữa Z1 với Z2 bằng cách thay R1=2 R2 và mối liên hệ giữa R1 với ZC vừa tìm dc --> mối liên hệ giữa I1 với I2 (vì U= I*Z ko đổi) ---> UC2 = ZC * I2 = 4U/V7 dựa vào UC1 = ZC * I1 = U/2
mình ra Uc2=4U/V7 nhưng đáp án họ cho là 2U/V7
làm giúp mình bài này nhé
( chỗ V7 nghĩa là căn bậc hai của 7,mình viết thế cho nhanh:D)
 
Last edited by a moderator:
F

fananhbobn310

con lắc đơn

a mình nghĩ ra rồi,mình tính nhầm
hướng làm của mình đúng rồi nhưng mình tính nhầm đoạn cuối
biến đổi ra kq cuối cùng là I2= 4 I1/V7 nhân 2 vế với ZC dc Uc2=4 Uc1/V7 = 2U/V7 vì Uc1=U/2 còn nếu để nguyên 4U/V7 thì đó là UL2, tương tự suy ra dc UR2=UV3/V7:D
mình hỏi cái này nhé
T'/T= căn bậc hai của (g/g') nhân với [ 1 + (an pha nhân đen ta t)/2 ]
con lắc đơn khi cả l và g đều thay đổi thì có CT đó ko ban,mình ko hiểu CT đó lắm nhưng AD vào làm bt thì vẫn ra dc kq
giải đáp giúp mình nhé,thank bạn nhiều
 
Last edited by a moderator:
V

vanhaipro

Công thức đúng rồi nhưng bạn không nên ghi một cách tổng quát như vậy, dễ bị nhầm:
[TEX]\frac{T1}{T2}=\sqrt{\frac{g2}{g1}}.\sqrt{\frac{l1}{l2}}[/TEX]
mà [TEX]\sqrt{\frac{l1}{l2}}\approx \1+\frac{\alpha}{2}(t1-t2) [/TEX]
Trong đó [TEX]\alpha[/TEX] là hệ số nở dài
Bạn chú ý dấu của [TEX](t1-t2)[/TEX].
Khi bài toán không cho [TEX]g1,g2 [/TEX] ta sẽ áp dụng công thức tính GTTT tại độ cao h [TEX]g(h)=g0(\frac{R}{R+h})^2[/TEX]
g0 là GTTT tại mặt đất và R=6400km là bán kính trái đất.
theo mình nghĩ là vậy :D:D
 
F

fananhbobn310

ADCT tính gần đúng (1+m)^n = 1+nm đúng ko bạn
nếu đúng vậy thì mình hiểu rồi,cảm ơn bạn rất nhiều
 
F

fananhbobn310

1/ Một đoạn mach RLC, mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200V, tần số thay đổi được. Khi tần số 50Hz điện áp hai đầu cuộn dây thuần càm cực đại bằng 250V. khi tần số 60Hz điện áp hai đầu tụ cực đại. Để công suất trong mạch cực đại cần đeểu chỉnh tần số đến giá trị là :
2/ Cho đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm các phần tử theo thứt ự R, tự điện C và cuôn dây. Điểm M nằm giữa R và C, điểm N nằm giữa C và cuôn dây. Khi đặt vào hai đầu mạch một điện áp có biểu thức u= 120 căn 2 Cos(100pit)V thì thấy điện áp hiệu dụng giữa hai đầu NB và điện áp giữa hai đầu đoạn AN có cùng một giá trị hiệu dụng và trong mạch đang có cộng hưởng điện. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM bằng
giúp mình mấy bài này nhé:D
sắp thi rồi,mong nhận dc lời giải của các bạn càng sớm càng tốt:D
 
A

anhduc1020

bài2: điện áp hiệu dụng AN sao bằng NB được bạn. bạn thử coi lại đề cái,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
 
N

nhjsjubeo

bài 2 :uAN = uNB ~~> cuộn day có điện trở hoạt động (r ) và r = R ~~~> U = 2uR ~~> uR = uAM= 60V
 
F

fananhbobn310

đề đúng mà bạn
mình cũng ra 60 như nhjsiubeo nè nhưng bạn đó viết tắt quá,mình làm bài này như sau
giả sử cuộn dây ko thuần cảm
có U(AN)^2=(UR)^2 + (UC)^2
u(NB)^2 = (Ur)^2 + (UL)^2
mà U(AN) = U(NB) --> UR=Ur vì mạch đang có cộng hưởng nên UL=UC
nếu dây thuần cảm thì ko có r -->Ur=0 mà Ur=UR --> UR =0 vì I,R khác 0 nên UR=0 là điều vô lí --> như vậy giả sử là đúng,cuộn dây có điện trở thuần
lại có U^2= (UR+Ur)^2 + (UL-UC)^2
<-> U^2 = (2UR)^2 vì UL=UC,UR=Ur
<-> U=2UR --> UR = U/2 = 120/2 = 60
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom