Sử Bài ôn thi THPTQG 2020

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1). Khái niệm "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng" (do Nguyễn Ái Quốc đưa ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên - đầu năm 1930 và trong Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo - tháng 10/1930) và khái niệm "cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân" (nêu trong Đại hội II của Đảng, 2 - 1951) đều có nghĩa chung, nhiệm vụ giống nhau. Theo phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam (Cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc đề ra đầu năm 1930), sau khi làm xong cuộc cách mạng này (trên thực tế nước ta làm xong vào năm 1975) thì sẽ bỏ qua tư bản chủ nghĩa, đi lên chủ nghĩa cộng sản. Từ năm 1975, cả nước đang thực hiện giai đoạn 2 của đường lối chiến lược trong Cương lĩnh 1930 đề ra.
2). Tuy nhiên, quan điểm thực hiện "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng" có sự khác nhau giữa Cương lĩnh (không bao gồm vấn đề thổ địa cách mạng) với Luận cương (bao gồm cả vấn đề thổ địa cách mạng, đề cao vấn đề giai cấp, ruộng đất hơn dân tộc giải phóng).
3). Cách mạng giải phóng dân tộc chỉ là một phần trong nhiệm vụ (đầu tiên) của tư sản dân quyền cách mạng (cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân). Bởi vì, không thực hiện được nhiệm vụ giải phóng dân tộc sẽ không thể xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, không thể thực hiện cách mạng ruộng đất (vấn đề người cày có ruộng).
4). Chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga (1917) mới là cách mạng vô sản- cách mạng XHCN (giai cấp vô sản lãnh đạo, lật đổ chế độ tư bản của chính nước đó - Chính phủ lâm thời ra đời trong Cách mạng tháng Hai).
5). Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam, Cách mạng Trung Quốc 1949, Cách mạng Cuba 1959 đều đi theo khuynh hướng vô sản, mang nhiều tính chất, nhưng nổi bật hơn cả đều là cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, KHÔNG nên gọi là cách mạng vô sản (cách mạng XHCN).
6). Một cuộc cách mạng có thể mang nhiều tính chất. Ví dụ Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam mang tính quần chúng nhân dân rõ nét (vì đây là cuộc khởi nghĩa toàn dân), mang tính bạo lực (không mang tính cải lương), mang tính chính nghĩa, mang tính dân tộc (giải phóng dân tộc), mang tính dân chủ (lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á), mang tính triệt để, quyết liệt (không ảo tưởng vào giai cấp bóc lột).... Tuy nhiên, tính chất điển hình nhất của Cách mạng tháng Tám 1945 là GIẢI PHÓNG DÂN TỘC.
7). Yếu tố quyết định tính chất của một cuộc cách mạng là do mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc cách mạng đặt ra, chứ không phải do giai cấp lãnh đạo. Cùng một giai cấp lãnh đạo (Cách mạng Nga 1917), nhưng tính chất của hai cuộc cách mạng này khác biệt: Cách mạng tháng Hai mang tính chất dân chủ tư sản kiểu mới, Cách mạng tháng Mười mang tính chất cách mạng xã hội chủ nghĩa.
8. Cách đây vài thập kỉ, có quan điểm coi Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là cuộc Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (suy ra từ tính chất của Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga), nhưng hiện nay nhiều nhà nghiên cứu khẳng định KHÔNG NÊN COI Cách mạng tháng Tám 1945 ở nước ta là cuộc Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, vì tính chất và đặc điểm lịch sử của Việt Nam không giống với nước Nga bấy giờ: ở Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến, kẻ thù chính - chế độ cai trị là ngoại bang, chế độ phong kiến nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn, tay sai của đế quốc (khác với nước Nga - chế độ phong kiến Nga hoàng đồng thời là đế quốc, tư bản trong nước bóc lột)... Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam giành chính quyền từ tay Nhật, đồng thời lật đổ chế độ phong kiến (khác với ở Nga lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng - vừa là đế quốc, vừa là phong kiến cai trị cả dân tộc Nga)...
 
Top Bottom