Câu 1: Khi truyền tải điện năng đi xa sẽ có phần điện năng bị hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây. Vì vậy , để giảm hao phí thì ta dùng máy biến thế có tác dụng làm tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện.
Ta có 2 cách làm giảm công suất hao phí:
- Giảm điện trở R của đường dây tải điện:
+Tăng tiết diện dây dẫn
+Chọn dây có điện trở suất nhỏ
- Tăng hiệu điện thế ở 2 đầu dây dẫn
Để giảm điện trở R thì phải tăng tiết diện S của dây dẫn nhưng rất tốn kém, làm tăng chi chí dây, phải xây cột trụ cao, hệ thống truyền tải điện cồng kềnh. Vì vậy phương án tăng HĐT ở 2 đầu dây dẫn là tối ưu và ít tốn kém hơn.
Áp dụng:
Php=R.P^2/U^2=10.480000^2/500000^2=9216 W
Câu 2:
-Cấu tạo: Máy biến thế gồm có các bộ phận chính:
+2 cuộn dây có số vòng dây n1, n2 khác nhau, đặt cách điện với nhau.
+Một lõi sắt (thép) có pha silic chung cho cả 2 cuộn dây
-Nguyên lí hoạt động:
+Khi đặt vào đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế 1 HĐT xoay chiều thì ở 2 đầu cuộn thứ cấp xuất hiện 1 điện thế xoay chiều.
-Không thể dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến thế vì: dòng điện một chiều không đổi sẽ tạo ra một từ trường không đổi, dẫn đến số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn thứ cấp không đổi. Khi đó trong cuộn thứ cấp không có dòng điện cảm ứng.
Áp dụng:
a) Vì k<1 hay n1<n2 nên máy này là máy tăng thế
b) Ta có tỉ số:
n1/n2=U1/U2
hay 500/11000=1000/U2
=> U2=22000 V