Bài khó giúp mình với

D

ductuong16

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Hạt alpha có động năng 5MeV bắn vào hạt nhân N14 đứng yên. Biết phản ứng thu năng lượng 1,21MeV, hạt proton sinh ra có động năng 2,79MeV. Tìm góc giữa hạt alpha và hạt p. Coi khối lượng hạt nhân xấp xỉ số khối.
A.153 B.37 C.113 D.67

2) Một con lắc lò xo đặt trên mp ngang gồm vật nặng có kl 0,1kg và lò xo có độ cứng 100N/m. Hệ số ma sát giữa vật và mp ngang là 0,02. Kéo vật ra đến vị trí lò xo giãn 1 đoạn 10cm và buông nhẹ. Sau mỗi chu kì dao động, cơ năng của hệ giảm bao nhiêu %?
A.1,59% B.0,80% C. 0,64% D.0,96%

3)Chiếu bưác xạ điện từ có bước sóng 0,25um vào catot của tb quang điện có công thoát 3,55eV. Hiệu điện thế giữa A và K là 1,25V. tạo ra điện trường đều trong không gian giữa 2 cực. Vận tốc của electron quang điện khi đến anot là v thỏa mãn
(đáp án là [tex]0,66.10^6m/s \leq v \leq 0,97.10^6m/s [/tex]
 
N

nhoc_maruko9x

1) Hạt alpha có động năng 5MeV bắn vào hạt nhân N14 đứng yên. Biết phản ứng thu năng lượng 1,21MeV, hạt proton sinh ra có động năng 2,79MeV. Tìm góc giữa hạt alpha và hạt p. Coi khối lượng hạt nhân xấp xỉ số khối.
A.153 B.37 C.113 D.67
Hình như là tỏa năng lượng chứ không phải thu :|

Phản ứng tỏa năng lượng 1.21MeV, vậy tổng động năng của các hạt sản phẩm là 5 - 1.21 = 3.79 MeV (gồm hạt X và proton). Vậy [tex]K_X = 1 MeV.[/tex]

Từ đó tính được động lượng các hạt [tex]\left\{p_{\alpha} = \sqr{2K_{\alpha}m_{\alpha}} = 2\sqr{10}\\p_X = \sqr{2K_Xm_X} = \sqr{34}\\p_p = \sqr{2K_pm_p} = \sqr{5.58}[/tex]

Vậy [tex]cos(\alpha;\tex{ }p) = \fr{K_{\alpha}^2+K_p^2-K_X^2}{2K_{\alpha}.K_p} = 0.39 \Rightarrow 67^o[/tex]


2) Một con lắc lò xo đặt trên mp ngang gồm vật nặng có kl 0,1kg và lò xo có độ cứng 100N/m. Hệ số ma sát giữa vật và mp ngang là 0,02. Kéo vật ra đến vị trí lò xo giãn 1 đoạn 10cm và buông nhẹ. Sau mỗi chu kì dao động, cơ năng của hệ giảm bao nhiêu %?
A.1,59% B.0,80% C. 0,64% D.0,96%
Biên độ giảm sau mỗi chu kì là [tex]\Delta A = \fr{4\mu mg}{k} = 0.08cm = 0.8%[/tex]

Vậy sau mỗi chu kì thì [tex]A' = 0.992A[/tex] \Rightarrow Sau mỗi chu kì [tex]W' = 0.992^2W = 0.9841W[/tex] hay giảm 1.59%.

3)Chiếu bưác xạ điện từ có bước sóng 0,25um vào catot của tb quang điện có công thoát 3,55eV. Hiệu điện thế giữa A và K là 1,25V. tạo ra điện trường đều trong không gian giữa 2 cực. Vận tốc của electron quang điện khi đến anot là v thỏa mãn
(đáp án là [tex]0,66.10^6m/s \leq v \leq 0,97.10^6m/s [/tex]
Động năng ban đầu cực đại của hạt e là [tex]2,27.10^{-19}(J)[/tex]

Hiệu điện thế giữa A và K có thể là [tex]U_{AK}[/tex] hay [tex]U_{KA}[/tex].

Nếu là [tex]U_{AK} = 1.25V[/tex] thì nó sẽ làm tăng động năng của e theo công thức [tex]\Delta W = |e|U_{AK} = 2.10^{-19}(J)[/tex].

Nếu là [tex]U_{KA} = 1.25V \Rightarrow U_{AK} = -1.25V[/tex] và sẽ làm giảm động năng của e theo công thức [tex]\Delta W = |e|.U_{AK} = -2.10^{-19}[/tex]

Từ đó tính ra [tex]W_e[/tex] khi đến anot và vận tốc của nó giới hạn trong 2 khoảng kia.
 
G

gagocool

Câu 1:
Vì pu thu năng lượng nên dentaE<0
K.H-1,21=K.P+K.X
>>K.X=1MeV
P^2 .H=2mK=40
P^2.P=5,58
P^2.X=34
theo định lí cosin trong tam giác nên >>P^2.X=P^2.P+P^2-2.P(p).P(H).cos(A)
>>COs A=...>>A=67..

CÂU 3 :
Pạn koi lại đán án có cx ko mình tính ra là 0,7.10^6 <v<0,97.10^6
 
Top Bottom