bai Huu co

D

doan_phuoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn a mol xeton X (mạch hở) cho b mol H2O và c mol CO2 trong đó c=2a+b. Cứ a mol X làm mất màu vừa hết a mol dd brom. Công thức phân tử của X có dạng:
A.CnH2n-4O2 B. CnH2n-4O C. CnH¬2n-2O2 D. CnH2n-2O

(dap an A)
 
H

hocmai.vukhacngoc

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn a mol xeton X (mạch hở) cho b mol H2O và c mol CO2 trong đó c=2a+b. Cứ a mol X làm mất màu vừa hết a mol dd brom. Công thức phân tử của X có dạng:
A.CnH2n-4O2 B. CnH2n-4O C. CnH¬2n-2O2 D. CnH2n-2O

(dap an A)

Em có thể xem lại bài giảng về Độ bất bão hòa và ứng dụng của thầy nhé!

Trong đó thầy có cho 1 công thức tổng quát để liên hệ số mol hợp chất hữu cơ bị đốt cháy với số mol của CO2 - H2O và độ bất bão hòa rồi đấy.

Công thức tổng quát đó là:

n(hchc) = (nH2O - nCO2)/(1-k)

Cụ thể trong bài này ta có: a = - (b - c)/2 hay n(hchc) = -(nH2O - nCO2)/2

Vậy 1 - k = -2 hay k = 3.

Với k = 3, công thức của X có dạng CnH2n-4Oz.

Vì X tác dụng với Br2 theo tỷ lệ 1:1 ----> trong 3 liên kết pi, chỉ có 1 liên kết C=C, còn lại là 2 liên kết C=O ----> Xeton 2 chức.

Do đó, đáp án là CnH2n-4O2.

Tuy nhiên, cần lưu ý là đề bài phải cho thêm xeton này "mạch hở" thì mới thật chặt chẽ nhé.

Chúc em học tốt!
 
Top Bottom