bài hóa thi thử

N

nguyenkien1402

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 9: Hòa tan hết m gam một kim loại M trong HNO3 loãng, nóng thu được khí NO, còn khi hòa tan m
gam M trong dung dịch HCl thu được khí H2 có cùng thể tích trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Khối
lượng muối clorua bằng 52,48% khối lượng muối nitrat thu được. Kim loại M và hóa trị tương ứng của nó
là:
A. Fe, có hóa trị 2 và 3 B. Fe, có hóa trị 3
C. Cr, có hóa trị 2 và 3 D. Cr, có hóa trị 3
Câu 16: Cho tan hoàn toàn 58 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15 mol NO, 0,05 mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, khối lượng muối khan thu được là:
A. 120,4 gam B. 89,8 gam C. 116,9 gam D. 96,4 gam
Câu 18: Cho 1,35 gam hỗn hợp A gồm Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 dư được 1,12 lít hỗn hợp NO và
NO2 (đktc) có khối lượng mol trung bình là 42,8. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là:
A. 9,65 gam B. 7,28 gam C. 4,24 gam D. 5,69 gam
Câu 20: Hòa tan 6,25 gam hỗn hợp Zn và Al vào 275 ml dung dịch HNO3 xM thu được dung dịch A,
2,516 gam chất rắn B gồm các kim loại chưa tan hết và 1,12 lít hỗn hợp khí D (ở đktc) gồm NO và NO2.
Tỷ khối của hỗn hợp D so với H2 là 16,75. Cô cạn dung dịch A thu được y gam muối khan. Giá trị của x và
y lần lượt là:
A. 0,65M và 11,794 gam B. 0,65M và 12,35 gam
C. 0,75M và 11,794 gam D. 0,55M và 12.35 gam
Câu 23: Một hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Fe, Mg có khối lượng 26,1 gam được chia làm 3 phần bằng
nhau:
- Phần 1: cho tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí.
- Phần 2: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí.
- Phần 3: cho tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng rồi hoà tan trong dung dịch HNO3 nóng dư thì thu được V lít khí NO2. Các thể tích khí đều được đo ở đktc. Thể tích khí NO2 thu được là:
A. 26,88 lít B. 53,7 lít C. 13,44 lít D. 44,8 lít
Câu 32: Chia m gam hỗn hợp 2 kim loại A, B có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau :
- Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl, tạo ra 1,792 lít H2 (đktc).
- Phần 2 nung trong oxi thu được 2,84 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là:
A. 1,56 gam B. 2,64 gam C. 3,12 gam D. 4,68 gam

Câu 54: Chia 44 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Tan vừa đủ trong 2 lít dung dịch HCl thấy thoát ra 14,56 lít H2 (đktc).
- Phần 2: Tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng nóng thấy thoát ra 11,2 lít khí NO duy nhất (đktc)
a) Nồng độ mol/lít của dung dịch HCl là:
A. 0,45M B. 0,25M C. 0,55M D. 0,65M
b) Khối lượng hỗn hợp muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng ở phần 1 là:
A. 65,54 gam B. 68,15 gam C. 55,64 gam D. 54,65 gam
c)% khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 49,01 % B. 47,97 % C. 52,03 % D. 50,91 %
d) Kim loại M là:
A. Mg B. Zn C. Al D. Cu
 
H

hocmai.hoahoc

Gợi ý làm bài:

Câu 9
* Trong thí nghiệm: M + HCl, số mol e M nhường = n e H nhận = 2*nH2.
* Trong thí nghiệm: M + HNO3, số mol e M nhường = n e N+5 nhận = 3*nNO.
Theo đề nH2 = nNO => n e M nhường trong 2 thí nghiệm là khác nhau => M có hoá trị 2 và 3.
Lập phương trình về phần trăm muối MCl2 và M(NO3)3 => Fe.
Câu 16
m muối = m kim loại + m NO3- trong muối.
n NO3- trong muối = n electron trao đổi = 0,15*3 + 0,05*8 = 0,85 mol.
=> m muối = 58 + 0,85*62 = 110,7 gam.
Câu 18
NO : 30........................3,2
....................42,8
NO2 : 46.....................12,8
=> n NO = 0,01 ; n NO2 = 0,04 mol.
m muối = m kim loại + m NO3- trong muối.
n NO3- trong muối = n electron trao đổi = 0,01*3 + 0,04*1 = 0,07 mol.
=> m muối = 1,35 + 0,07*62 = 5,69 gam.
Câu 20
Em sửa lại tỉ khối của hỗn hợp D với H2 là 16,6.
NO : 30........................12,8
....................33,2
NO2 : 46.....................3,2
=> n NO = 0,04 ; n NO2 = 0,01 mol.
Khối lượng kim loại phản ứng là 6,25 - 2,516 = 3,734 gam.
m muối = m kim loại + m NO3- trong muối.
n NO3- trong muối = n electron trao đổi = 0,04*3 + 0,01*1 = 0,13 mol.
=> m muối = 3,734 + 0,13*62 = 11,794 gam .
--> n HNO3 = n NO3 trong muối + n hỗn hợp D = 0,13 + 0,04 + 0,01 = 0,18 mol.
--> nồng độ mol/lít của HNO3 = 0,18/0,275 = 0,65 M.

 
H

hocmai.hoahoc

Gợi ý làm bài:

Câu 23
nAl=0,1 => nFe + nMg = 0,6 - 0,15 = 0,45 mol.
Vậy n Cu= 0,1*1,5 + 0,45 = 0,6 mol.
Cu --------> Cu2+ + 2e
0,6........................1,2
N+5 + 1e -------> N+4
........1,2..............1,2
=> nNO2 = 0,6*2 = 1,2 mol => 26,88 lít.
Câu 32
Do A,B có hóa trị không đổi => số mol e H+ nhận bằng số mol O2 nhận.
2H+ + 2e --> H2
........0,16 <--- 0,08
........O2 + 4e --> 2O2-
0,04 <----- 0,16
Khối lượng phần 2 = m oxit - m O = 2,84 - 0,04.32 = 1,56 gam
=> m = 1,56*2 = 3,12 gam.
Câu 54
a. nH2= 0,65 (mol) => nH = 1,3 mol => n­HCl = 1,3 mol => CM = 0,65M.
b. m muối = m kim loại + m Cl- = 22 + 1,3*35,5 = 68,15 gam.
c.
Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe và M trong mỗi phần.
- Phần 1: áp dụng phương pháp bảo toàn e
n e nhường = 2x + my mol, n e nhận = 0,65*2 mol.
- Phần 1: áp dụng phương pháp bảo toàn e
n e nhường = 3x + my mol, n e nhận = 0,5*3 mol.
=> nFe = 0,2 => %mFe = 50,91 %.
d.
My = 44/2 - 0,2*56 ; my = 0,9 => M/n = 12 => 24 => Mg.
 
Top Bottom